-
Các ngân hàng trung ương lớn hạ lãi suất: Áp lực đè nén 2-3 năm qua sắp được giải tỏa -
Bảo hiểm phải bồi thường hàng nghìn tỷ đồng do bão; Chưa đến lúc đổ tiền vào tài sản rủi ro -
Tỷ lệ đặt cược Fed giảm lãi suất 0,5% đã tăng lên 50% -
Hơn 44.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp có nguy cơ chậm trả trong vòng 12 tháng tới -
Cán bộ, người lao động Agribank ủng hộ 1 ngày lương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
Một trong các thẻ ghi nợ do BIDV phát hành |
Thu phí để hạn chế rút tiền, không vì mục tiêu lợi nhuận
Gần đây, một số thông tin cho rằng, ngân hàng thời gian qua đã hưởng lãi khủng từ phí ATM.
Theo ước tính của một số nhà báo, với 40.000 triệu tài khoản thẻ, nếu thu phí mỗi năm các ngân hàng đút túi hàng ngàn tỷ đồng của người dân.
Tuy nhiên, các bài báo không đưa ra con số cụ thể cho việc đầu tư cho 01 máy ATM mà chỉ so sánh chung chung tổng thu này với chi phí để đầu tư cho 01 máy ATM là quá lớn và kết luận Ngân hàng đang thu lợi.
Thực tế có phải như vậy? Khi đầu tư cho ATM, chi phí cho 01 máy ATM chỉ là chi phí bề nổi, quan trọng hơn ngân hàng cần đầu tư hệ thống máy chủ vận hành, hệ thống camera giám sát và nhân lực để có thể kết nối quản lý các máy ATM và phục vụ khách hàng.
Với khoảng 14.000 máy ATM tại Việt Nam thì riêng chi phí đầu tư và duy trì cho máy ATM của Ngân hàng chắc chắn không dưới hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm, chưa kể đến chi phí đầu tư cho hệ thống máy chủ ban đầu. Ngoài ra, theo phản ánh của các ngân hàng, vấn đề họ quan tâm không phải là lỗ hay lãi.
Bà Lê Thị Kim Thu – Giám đốc Trung tâm thẻ Ngân hàng BIDV cho rằng: “Các phương tiện truyền thông đang đưa ra những thông tin sai hướng. Thu phí để thu lợi nhuận từ dịch vụ ATM chưa bao giờ là mục tiêu của ngân hàng thương mại. Việc thu phí từ ATM là nhằm mục đích hạn chế việc rút tiền trên ATM và hướng người tiêu dùng đến việc sử dụng thẻ trong thanh toán hàng ngày. Đầu tư cho ATM chỉ là bước đệm cho một mục tiêu quan trọng hơn là chuyển thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân sang công cụ thanh toán hiện đại hơn. Đó là thanh toán tiêu dùng qua thẻ”
Gia tăng lợi ích từ thẻ thanh toán ngân hàng
Về chất lượng dịch vụ của ATM, có thực sự kể từ khi thu phí, các máy ATM vẫn không được nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng? Theo thống kê sơ bộ của một số ngân hàng, tỷ lệ chủ thẻ gặp sự cố khi sử dụng thẻ trên ATM tại Việt Nam chưa đến 0,01%.
Nhưng điều đáng nói ở đây là hiện nay hầu hết chủ thẻ đều chỉ giới hạn dịch vụ của các máy ATM với chức năng rút tiền cũng như việc gắn chặt chiếc thẻ với máy ATM. Trong khi đó, ngoài các chức năng phổ biến là rút tiền và chuyển khoản, chủ thẻ còn có thể sử dụng các dịch vụ gia tăng khác trên ATM như: thanh toán hóa đơn (nộp tiền điện), thanh toán tiền điện thoại, mua vé máy bay, mua bảo hiểm… Hầu hết các dịch vụ gia tăng này đều đang được miễn phí để khuyến khích khách hàng tăng cường sử dụng.
Bên cạnh đó, các ngân hàng còn triển khai các chương trình khuyến mại hấp dẫn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như đem đến nhiều lợi ích cho khách hàng như: Chương trình Cất cánh dễ dàng với thẻ ghi nợ nội địa do Smartlink, Vietnam Airlines phối hợp với các ngân hàng tổ chức (dịch vụ mua vé máy bay trên ATM), Chương trình Chung tay nạp thẻ vui vẻ mỗi ngày do VnPay phối hợp các ngân hàng tổ chức (dịch vụ nạp tiền điện thoại trên ATM)…
Chủ thẻ cũng có thể sử dụng thẻ để thanh toán online trên các website thương mại điện tử. Ngân hàng khuyến khích khách hàng thanh toán bằng thẻ với hàng loạt các Chương trình khuyến mại hấp dẫn dành cho khách hàng khi phát hành và thanh toán bằng thẻ.
Ngoài ra, chủ thẻ còn có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại hàng triệu máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS) tại các cửa hàng, siêu thị. Cùng với việc miễn phí thanh toán của khách hàng, nhiều ngân hàng còn phối hợp với các cửa hàng siêu thị để giảm giá hàng hóa dịch vụ cho khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ này.
Để gia tăng lợi ích của chủ thẻ và hướng người tiêu dùng thanh toán bằng thẻ, nhiều ngân hàng đã bắt đầu hợp tác với các doanh nghiệp, siêu thị để phát hành thẻ đồng thương hiệu mang đến cho khách hàng lợi ích cộng hưởng. Thẻ vừa là thẻ thanh toán ngân hàng vừa là thẻ khách hàng thân thiết/thành viên.
Đi đầu trong xu hướng này có thể kể đến Ngân hàng BIDV với hàng loạt thẻ đồng thương hiệu vượt trội. Thẻ BIDV – Manchester United dành cho các cổ động viên bóng đá (được giảm giá ưu đãi khi thanh toán bằng thẻ lên tới 20% cho các sản phẩm dịch vụ của CLB bóng đá này). Thẻ BIDV-Co.opmart dành cho người tiêu dùng mua sắm tại các siêu thị (Chủ thẻ được trở thành khách hàng thân thiết và được chăm sóc bởi hệ thống siêu thị Co.opmart và Co.opXtra). Thẻ BIDV-Lingo dành cho các bạn trẻ tiêu dùng phong cách hiện đại thông minh…
Các ngân hàng khuyến nghị, người dân nên sử dụng thẻ với quy tắc: Ưu tiên thanh toán, hạn chế rút tiền. Điều này sẽ giúp chủ thẻ tránh bị thu phí rút tiền trên ATM, quản lý chi tiêu một cách hiệu quả và tiết kiệm được một khoản tiền lớn tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ có ưu đãi/chăm sóc/giảm giá của ngân hàng.
Hà Tâm
-
Tỷ lệ đặt cược Fed giảm lãi suất 0,5% đã tăng lên 50% -
Lãi suất điều hành chưa “có cửa” giảm thêm -
Hơn 44.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp có nguy cơ chậm trả trong vòng 12 tháng tới -
Cán bộ, người lao động Agribank ủng hộ 1 ngày lương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ -
Chung tay hỗ trợ khách hàng mùa lũ, MSB giảm lãi suất cho vay -
Vàng thế giới lập đỉnh mới, vàng miếng SJC bất động
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi