Thứ Hai, Ngày 28 tháng 04 năm 2025,
Ngân hàng than khách hàng lợi dụng mạng xã hội để gây sức ép, chây ỳ trả nợ
Thùy Liên - 23/06/2021 14:05
 
Ngoài ra, nhiều khách hàng còn lấy lý do Covid 19 để từ chối tiếp xúc, không gặp gỡ, không nghe trả lời điện thoại hoặc email của cán bộ ngân hàng khiến việc thu hồi nợ rất khó khăn.
f
Techcombank cho rằng, một số khách hàng tận dụng sự phát triển của mạng xã hội để gây sức ép cho ngân hàng, chây ỳ trả nợ

Tại Tọa đàm “Nợ xấu trong đại dịch COVID-19 - Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp” tổ chức sáng nay (22/6), nhiều ngân hàng cho biết đang gặp nhiều khó khăn trong thu hồi nợ.

Bà Nguyễn Thu Lan – Giám đốc cao cấp quản trị rủi ro, Ngân hàng TMCP Techcombank cho hay, đến thời điểm chưa thể đánh giá rõ ràng được những hậu quả chính xác mà dịch bệnh tác động đến ngân hàng. Tại Techcombank, ngân hàng đang áp dụng giải pháp phân loại khách hàng để đưa ra giải pháp phù hợp.

“Với khách hàng khó khăn tạm thời do dịch bệnh, chúng tôi hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn. Với khách hàng khó khăn lâu dài, bị ảnh hưởng nặng nề thì ngân hàng đồng hành cùng khách hàng tìm các giải pháp giảm thiểu thiệt hại, xử lý sớm để hạn chế chi phí và lãi phát sinh”, bà Thu Lan cho biết.

Tuy nhiên, đại diện ngân hàng này cho biết, công tác thu hồi nợ đang gặp khó khăn vì không phải khách hàng nào cũng hợp tác.

Đáng chú ý, theo bà Lan, hiện một số khách hàng tận dụng sự phát triển của mạng xã hội để gây sức ép cho ngân hàng, đưa thông tin một chiều, sai sự thật khiến dư luận nhìn nhận không khách quan, thiếu sự đồng cảm chia sẻ với những khó khăn của công tác xử lý thu hồi nợ xấu, làm tổn hại hình ảnh hưởng hiệu ngân hàng, khiến công tác thu hồi nợ xấu đã khó càng khó hơn.

"Ngân hàng là tổ chức lớn và hoạt động chịu sự quản lý rất chặt chẽ bởi pháp luật. Chúng tôi luôn đề cao tinh thần tuân thủ pháp luật, ủng hộ chính sách của Nhà nước. Trong quá trình xử lý nợ, chúng tôi cam kết tuân thủ pháp luật và sẵn sàng chia sẻ thông tin tới các cơ quan quản lý và truyền thông để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”, bà Lan cho hay.

Tương tự, SHB cũng cho biết, dịch Covid 19 không chỉ khiến hoạt động thu hồi nợ, mà các dòng tiền khác của khách hàng đều bị ảnh hưởng, làm giảm hoạt động của ngành ngân hàng.

“Khi dịch bệnh xay ra, việc xử lý nợ xấu và tương tác với khách hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nhiều đơn vị từ chối gặp gỡ trong bối cảnh dịch, hoặc phương thức trao đổi qua qua email, điện thoại cũng không hiệu quả”, ông Nguyễn Huy Tài – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP SHB cho biết.

Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, từ 1/1/2021, việc đòi nợ thuê chính thức bị cấm. Do đó, các tổ chức tín dụng phải tự đòi nợ, song việc thu hồi, xử lý nợ xấu hiện nay gặp rất nhiều vướng mắc.

Mặc dù Nghị quyết 42 lý hỗ trợ rất lớn cho công tác xử lý nợ, giúp các ngân hàng giải quyết cục máu đông nợ xấu. Tuy nhiên, Nghị quyết 42 chỉ xử lý nợ xấu phát sinh trước 15/8/2017, còn nợ xấu từ 15/8/2017 đến nay vẫn phải giải quyết theo trình tự thông thường. Hơn nữa, Nghị quyết 42 cũng chỉ còn hơn 1 năm nữa là kết thúc trong khi nợ xấu do Covid 19 đang có xu hướng tăng mạnh.

Theo ước tính của chuyên gia này, dư nợ được cơ cấu lại cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid 19 theo Thông tư 01/2021/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN ước khoảng 350.000 tỷ đồng trong đó có khoảng 30% nợ cơ cấu tiềm ẩn nguy cơ trở thành nợ xấu. Như vậy, khả năng nợ xấu nội bảng của các ngân hàng năm nay sẽ vào khoảng 2,5-3%.

Ngân hàng vẫn “toát mồ hôi” với nợ xấu
Mặc dù tiếp tục được thực hiện chính sách cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, song triển vọng trả nợ của nhiều doanh nghiệp các ngành như du...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư