-
Hungary đã đào tạo cho Việt Nam hơn 4.000 du học sinh -
Giải golf “Vòng tay nhân ái” lần II: Lan tỏa yêu thương, hỗ trợ bệnh nhi ung thư khó khăn -
SEMIGolf 2024 kết nối cơ hội hợp tác mới trong ngành bán dẫn Việt Nam -
Dự kiến bỏ cộng điểm nghề trong xét tốt nghiệp THPT năm 2025 -
Chìa khóa giải phóng mặt bằng cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, đoạn qua huyện Tràng Định -
Việt Nam - Ba Lan hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao
Chiều dài lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của giáo dục và đào tạo Thủ đô
Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắc lại Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, văn hoá, giáo dục của cả nước. Chỉ tính riêng từ khi Lý Nhân Tông cho dựng Quốc Tử Giám, trường quốc học hoàng gia công lập đầu tiên vào năm 1076 cho tới nay, giáo dục Thủ đô đã có truyền thống nghìn năm.
Suốt chiều dài lịch sử ngàn năm ấy, Thủ đô luôn là nơi tụ hội của đại trí thức, của các danh sư, là nơi các trường công, trường tư nhộn nhịp thu hút học trò muôn phương về kinh học tập và thi thố tài năng. Nơi đây cả cung Vua cũng là trường thi cao cấp nhất của nền giáo dục và khoa cử. Sự hiện tồn của Văn Miếu, Quốc Tử Giám, quán Văn Xương, hồ Văn, hồ Bích Câu, phố Tràng Thi, Tháp bút Tả thanh thiên, Đại học Đông Dương… là những hiện hữu văn vật thể hiện sự sinh động cho bề dày, chiều sâu và tính chất trung tâm, sự hội tụ, sức lan toả cả nước và quốc tế của giáo dục Thủ đô Hà Nội. Đây là niềm tự hào to lớn riêng có của đất “thanh danh văn vật sở đô”.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắc lại Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, văn hoá, giáo dục của cả nước. Chỉ tính riêng từ khi Lý Nhân Tông cho dựng Quốc Tử Giám, trường quốc học hoàng gia công lập đầu tiên vào năm 1076 cho tới nay, giáo dục Thủ đô đã có truyền thống nghìn năm. |
Tính từ năm 1954, Thủ đô Hà Nội bước vào giai đoạn lịch sử vẻ vang mới, Sở GD&ĐT Hà Nội được thành lập là một phần bộ máy của Ủy ban Quân chính. Và từ ngày ấy, nền giáo dục mới được xác lập và lớn mạnh không ngừng cùng với các lĩnh vực chung của Thủ đô Hà Nội.
Trải qua 70 năm phát triển, ngành GD&ĐT Hà Nội đã không ngừng phấn đấu, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, từ năm 2008, TP Hà Nội có những mở rộng địa giới, tuy gặp nhiều thách thức của quá trình điều chỉnh hành chính, song chất lượng giáo dục tiếp tục được duy trì và nâng cao, kỷ cương nền nếp được tăng cường. Giáo dục Hà Nội đã kết hợp tinh hoa của Thủ đô với giáo dục của Xứ Đoài nhiều truyền thống.
Hiện nay, quy mô giáo dục Hà Nội chiếm trên 10% quy mô giáo dục cả nước với gần 3000 cơ sở giáo dục các cấp, khoảng 130 nghìn giáo viên, gần 2,3 triệu học sinh.
Hà Nội cũng là nơi tập trung 120 cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng với gần 1 triệu sinh viên. Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, có mạng lưới trường, lớp đang không ngừng được mở rộng, ngày càng khang trang hiện đại, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia và quốc tế ngày càng gia tăng.
Hà Nội là một trong những nơi tích cực và triển khai một cách bài bản, hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà không ngừng được nâng cao, giáo dục mũi nhọn luôn đứng đầu cả nước với gần 2500 giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và huy chương tại các kỳ thi quốc tế.
Biểu dương những cá nhân tiêu biểu có thành tích đặc biệt của ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô. |
Những thành quả của giáo dục Thủ đô đạt được trong 70 năm qua sẽ là tiền đề quan trọng, tạo đà để ngành Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua những thách thức mới, sứ mệnh mới để đáp ứng được nhu cầu phát triển của Thủ đô trong thời kỳ mới. Với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Thủ đô và đất nước, ngành GD&ĐT Hà Nội vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng những danh hiệu cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Lao động Hạng Nhất.
Những thách thức đặc thù của giáo dục và đào tạo Thủ đô
Bên cạnh những thành công đạt được của ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn còn đề cập đến những thách thức mang tính đặc thù. Trong đó thách thức lớn là cần tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho một giai đoạn phát triển mới với nhiều yêu cầu mới của đất nước trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, nhu cầu và yêu cầu nguồn nhân lực đa dạng và biến đổi không ngừng.
Bên cạnh đó việc triển khai các nhiệm vụ lớn của ngành giáo dục như thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong điều kiện còn nhiều khó khăn về nguồn lực, giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ chế.
Bên cạnh những thành công đã đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắc đến những thách thức mang tính đặc thù của giáo dục và đào tạo Thủ đô. |
Ngoài ra, vấn đề học sinh tập trung đông, phân bổ không đều và nhiều biến động, dẫn đến khó khăn trong việc phân tuyến, đáp ứng nhu cầu học tập lớn và tình trạng thiếu trường học công lập cục bộ tại một số khu vực; khoảng cách về chất lượng và điều kiện giáo dục giữa các trường quận nội thành và các trường huyện ngoại thành còn khá lớn; việc thiếu không gian, việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp học ở một số quận nội thành, những nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, các khu đô thị mới… còn nhiều khó khăn thách thức.
Giáo dục hiện nay nhấn mạnh lấy phát triển toàn con người là trọng tâm, mục tiêu. Trong sự phát triển toàn diện con người, giáo dục Thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, hướng tới giáo dưỡng, tạo nên những công dân Thủ đô thanh lịch, có tầm văn hóa, trách nhiệm xã hội và biết sống hạnh phúc cho mình và cho cộng đồng. Đó là những công dân có phẩm chất phẩm chất văn hoá cao, có kỹ năng về khoa học công nghệ, là những công dân văn minh thanh lịch thời đại số, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ.
Giáo dục Thủ đồ cần tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết như: Giảm khoảng cách chênh lệch trong chất lượng giáo dục giữa các khu vực, các trường; giảm khoảng cách giữa kết quả giáo dục mũi nhọn và giáo dục đại trà để học sinh ở khu vực nào, trường nào, lớp nào cũng được tiếp cận môi trường giáo dục và chất lượng giáo dục tốt nhất; cần giải quyết tốt hơn các mối quan hệ nhà trường và xã hội, nhà trường và địa phương, thầy cô và phụ huynh,… để tạo lập một môi trường giáo dục có lề lối ngay ngắn, ở đó chất lượng giáo dục được đảm bảo, sự tôn nghiêm của nghề giáo được xem trọng, thầy tiêu biểu trò tiêu biểu. Chỉ có bằng một nền giáo dục thanh lịch hướng tới chuẩn quốc tế, chúng ta mới có thể tạo dựng được những con người Thủ đô văn minh, thanh lịch trong thời đại mới.
-
Ngành GD&ĐT Thủ đô sau 70 năm: Là đơn vị tiên phong, đi đầu -
Science Tornado 2024: Lan tỏa niềm đam mê khoa học đến giới trẻ -
Tạp chí Nhà đầu tư, Báo Đầu tư trao học bổng và thiết bị tại Hà Tĩnh -
Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024”: Tôn vinh những giọng ca giàu cảm xúc -
Nghĩa vụ quân sự năm 2025: Chú trọng tuyển những công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng -
Trường đại học ngoài công lập đầu tiên được chuyển đổi mô hình -
Giải golf “Vòng tay nhân ái” lần II: Lan tỏa yêu thương, hỗ trợ bệnh nhi ung thư khó khăn
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”