Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Ngành tôm trước kỳ vọng tăng trưởng 15% trong năm 2021
Hồng Phúc - 07/01/2021 08:10
 
Ngành tôm Việt Nam đang có nhiều cơ hội và nền tảng để tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021, cùng kỳ vọng giá trị xuất khẩu đạt 4,4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2020.

Đối thủ đang suy yếu

Bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm thuộc Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đánh giá, ngành tôm Việt Nam có thể tranh thủ lợi thế trong năm 2021 khi đang có lợi thế hơn các đối thủ nhờ kiểm soát tốt đại dịch. Các quốc gia nhập khẩu cũng thường ưu tiên chọn mua tôm từ Việt Nam. 

Trên thị trường toàn cầu, ngành chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam bị cạnh tranh đáng kể bởi các đối thủ như Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan,… 

Giai đoạn 10 năm trở lại đây chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của Ấn Độ và Ecuador, đối nghịch là sự suy giảm của Trung Quốc và Thái Lan, trong khi Việt Nam và Indonesia duy trì thị phần xuất khẩu giảm không đáng kể. 

Ấn Độ có nguồn cung nguyên liệu dồi dào nhất nhưng lại hạn chế ở khâu chế biến. 

Thái Lan có năng lực sản xuất tốt nhưng không mặn mà với khâu chế biến và chỉ tập trung vào các thị trường khó tính. 

Sản xuất tôm Trung Quốc dần suy giảm do môi trường bị ô nhiễm, chi phí nhân công tăng cao. Còn Ecuador và Indonesia có vụ mùa thu hoạch, chế biến trái vụ với Việt Nam.

Dự báo xuât khẩu thủy sản năm 2021 (triệu USD)

Sản phẩm

2020 (ước)

Tăng trưởng so với 2019 (%)

2021 (dự báo)

Tăng trưởng so

với 2020 (%)

Tôm

3.850,5

14,5

4.428,0

15

Cá tra

1.543,6

-23

1.620,8

5

Cá ngừ

661,9

-8

695,0

5

Mực, BT

565,1

-2

582

3

NTHMV

97,4

4

1.051,1

8

Cua, ghẹ

174,5

30

2.320,1

3

Surimi

322,6

-5,8

3.290,5

2

Cá biển và hải sản khác

1.371,5

1

1.453,8

6

Tổng

8.587,1

0,0

9.446

10


Nhưng hiện nay, các “đối thủ” này đều phải chịu những ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh như sản xuất, vận chuyển bị đình trệ, giá tôm giảm khiến hoạt động thả nuôi chậm, sản lượng tôm cũng theo đó mà giảm. 

Bà Kim Thu lấy ví dụ tại Ấn Độ, năm 2020, các trại nuôi tôm phải đối mặt với bệnh vi bào tử trùng (EHP) và bệnh phân trắng khiến tốc độ tăng trưởng giảm, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn tăng. 

Hai bệnh này cùng với vi-rút đốm trắng và dịch bệnh Covid-19 làm giảm lợi nhuận và năng suất, với tỷ lệ nuôi thành công tại các trại giảm 50%.

Giá tôm Ấn Độ cũng giảm từ 30-40% trong đợt phong toả đợt đầu tiên trong tháng 3 và tháng 4/2020. Ngay sau đó, ngành tôm Ấn Độ cũng đối mặt với tình trạng thiếu tôm giống hồi tháng 5, thiếu lao động trong các nhà máy chế biến trên cả nước,…

.
Tôm chiếm 45% trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu năm 2020 của Việt Nam (Nguồn: VASEP).

Hiện, Ấn Độ là nước đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) về số ca nhiễm Covid-19 và theo dự đoán của ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta, nhiều đối thủ trong ngành tôm của Việt Nam (trong đó có Ấn Độ) sẽ phải mất một thời gian dài, từ 1-4 năm tới để khôi phục sản xuất, xuất khẩu mạnh trở lại.

“Đây rõ ràng là cơ hội cho tôm Việt Nam. Đặc biệt khi chúng ta Việt Nam đang kiểm soát dịch rất hiệu quả”, ông Hồ Quốc Lực nói và cho đây là “dấu cộng” với ngành tôm Việt Nam trong năm 2021.

Còn tại Ecuador- quốc gia cung cấp tôm lớn nhất cho Trung Quốc, vẫn chịu những ảnh hưởng nặng nề do Trung Quốc giảm nhập khẩu.

Vào tháng 07/2020, lô tôm đông lạnh nhập từ Ecuador vào Trung Quốc bị phát hiện nhiễm vi-rút Corona khiến 3 công ty xuất khẩu tôm lớn nhất Ecuador bị đình chỉ nhập sang Trung Quốc tạm thời. 

Các công ty xuất khẩu tôm khác từ Ecuador cũng giảm lượng hàng xuất sang thị trường đông dân nhất thế giới này vì lo ngại hàng sẽ bị dồn ứ lâu tại biên giới hoặc bị trả về khi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc với tôm Ecuador cũng giảm mạnh. 

"Chúng ta đang có dấu cộng về thị trường, nguyên liệu nhưng dấu trừ về lực lượng lao động trong ngành tôm.

Chưa kể nhiều yếu tố khác nên mỗi doanh nghiệp phải tự đưa ra chiến lược sao cho phù hợp dù lạc quan nhưng không nên lạc quan tếu. Như VASEP đưa ra năm 2021 tăng 15% là số lạc quan ngoài sức tưởng tượng của tôi", ông Hồ Quốc Lực nói và đánh giá, dù ngành tôm sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tới nhưng trong năm 2021 sẽ không được như năm 2020.

Kết quả, tháng 11/2020, Ecuador cung cấp 14.800 tấn tôm cho Trung Quốc, với giá trị xuất khẩu đạt 71 triệu USD giảm lần lượt 57% và 65% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong khi vào tháng 06, thời điểm chưa có lô hàng bị phát hiện nhiễm vi-rút Corona, Trung Quốc nhập 50.000 tấn tôm nước ấm từ Ecuador với giá trị khoảng 266 triệu USD. 

Còn ở Thái Lan, ngày 19/12/2020, trung tâm thuỷ sản của quốc gia với hàng nghìn công nhân nhập cư bị phong toả sau khi ổ dịch Covid-19 bùng phát ở chợ tôm, thuộc tỉnh Samut Sakhon.

Somak Paneetatyasai, Chủ tịch Hiệp hội tôm Thái Lan cho rằng, đợt bùng phát dịch bệnh này là tin xấu với ngành tôm xuất khẩu trong nước vì có tới 30% tôm của nước này đến từ Samut Sakhon.

Vị này dự báo, sản lượng tôm xuất khẩu của Thái Lan năm nay sẽ giảm khoảng 14%, chỉ đạt 150.000 tấn với giá trị giảm 21% xuống còn 44 tỷ Baht. 

Năng lực cung ứng tôm của các đối thủ đang gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid- 19 và được dự báo chưa thể khả quan hơn trong quý I/2021.

Và cơ hội thúc đẩy ngành tôm xuất khẩu từ Việt Nam có thể được đảm bảo nếu nỗ lực hoàn thiện khâu nuôi trồng, tăng lượng hàng chế biến cũng như tận dụng các Hiệp định thương mại tự do. 

Nhìn lại ngành tôm từ năm 2015 

Tính đến hết tháng 11/2020, xuất khẩu tôm Việt nam đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2019. 

Với mức duy trì tốt như hiện nay, xuất khẩu tôm năm 2020 dự kiến đạt trên 3,85 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2019. 

Do đại dịch Covid-19 vẫn căng thẳng trên thế giới nên xu hướng tiêu thụ tại các thị trường vẫn tập trung vào tôm chân trắng, size cỡ nhỏ cho phân khúc bán lẻ.

Xuất khẩu thủy sản năm 2020, theo loài (triệu USD)

Sản phẩm

2020 (ước)

Tăng trưởng so với 2019 (%)

Tôm

3.850,5

14,5

Cá tra

1.543,6

-23

Cá ngừ

661,9

-8

Mực, BT

565,1

-2

NTHMV

97,4

4

Cua, ghẹ

174,5

30

Surimi

322,6

-5,8

Cá biển và hải sản khác

1.371,5

1

Tổng

8.587,1

0


Trong giai đoạn 5 năm (2015 – 2019), ngành tôm Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong sản xuất và xuất khẩu. 

Theo thống kê của VASEP, diện tích nuôi tôm tăng trung bình 1,4% mỗi năm, trong khi sản lượng tăng trung bình 5,7%, chủ yếu nhờ năng suất nuôi tôm chân trắng cải thiện.

Xuất khẩu tôm trong 5 năm qua đạt tăng trưởng trung bình năm là 4%, tăng trưởng từng năm không ổn định, theo đó, tăng mạnh nhất vào năm 2017 với mức tăng 22,3% đạt trên 3,8 tỷ USD. 

Sau 5 năm, xuất khẩu tôm chân trắng ngày càng chiếm ưu thế trong sản phẩm tôm xuất khẩu nhờ tăng trưởng mạnh (tăng trung bình 8,7%/ năm). 

6 thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam lớn nhất chiếm từ 80-85% tổng giá trị xuất khẩu trong giai đoạn 2015-2019 (gồm EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc).

Từ năm 2017, Mỹ và EU hoán đổi vị trí cho nhau vì xuất khẩu tôm sang Mỹ sụt giảm liên tục và giảm mạnh hơn thị trường EU. 

Trong giai đoạn này, xuất khẩu sang Trung Quốc đột phá mạnh nhất với tăng trưởng trung bình năm là 16% và sau 5 năm tăng trên 55%. 

Doanh thu “ông lớn” ngành tôm Minh Phú giảm quý thứ 4 liên tiếp
Vòng quay hàng tồn kho đã cải thiện đáng kể sau khi rơi sâu trong hai quý đầu năm do lượng hàng tồn tăng còn doanh thu giảm sâu.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư