
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm
-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
![]() |
Dây chuyền 3 Xi măng Long Sơn dự kiến sẽ được đưa vào vận hành trong tháng 12/2020. |
Công ty TNHH Long Sơn cho biết, dây chuyền 3 thuộc dự án xi măng Long Sơn, công suất thiết kế 2,5 triệu tấn/năm đang trong giai đoạn hoàn thiện các hạng mục xây dựng cuối cùng, nhà thầu thi công thực hiện thi công, lắp đặt các thiết bị để tháng 12/2020 sẽ đưa vào hoạt động.
Dây chuyền 3 nhà máy Xi măng Long Sơn, có tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng, được triển khai xây dựng từ tháng 10/2019. Dây chuyền 3 đi vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất của nhà máy xi măng Long Sơn trên 7 triệu tấn/năm.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung giai đoạn II Nhà máy xi măng Long Sơn, tỉnh Thanh Hóa với 2 dây chuyền (dây chuyền số 3 và số 4), mỗi dây chuyền có công suất gần 2,5 triệu tấn xi măng/năm kết hợp xử lý rác thải bảo vệ môi trường và tạo ra các sản phẩm xi măng chất lượng cao, xi măng chịu mặn bền sunfat phục vụ xây dựng các công trình ven biển và hải đảo vào Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030. Dự kiến thời gian đưa vào vận hành dây chuyền số 3 trong năm 2020 và dây chuyền số 4 trong năm 2021.
Năm 2014, chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng giai đoạn I của Nhà máy Xi măng Long Sơn với 2 dây chuyền, tương đương 5 triệu tấn xi măng/năm. 2 dây chuyền này được đưa vào hoạt động trong năm 2016-2017.
Khi xi măng Long Sơn hoàn thành đầu tư dây chuyền 4, tổng công suất sản xuất xi măng của nhà sản xuất này sẽ vượt mốc 10 triệu tấn, trở thành doanh nghiệp có năng lực cung ứng lớn trong ngành xi măng. Còn riêng tại Thanh Hóa, với mỗi dây chuyền mới được đưa vào hoạt động sẽ khiến việc cạnh tranh bán hàng giữa các DN trở nên gay gắt hơn. Ước tính, quy mô công suất ngành xi măng tại Thanh Hóa hiện đã vượt 20 triệu tấn.
Cung cầu xi măng trong nước từ vài năm nay luôn trong trạng thái dư thừa, bởi năng lực sản xuất đã vượt 100 triệu tấn, trong khi thị trường nội địa mới hấp thụ được gần 70 triệu tấn. 3 năm trở lại đây, kênh xuất khẩu giải quyết đầu ra mỗi năm từ 32-34 triệu tấn sản phẩm, giúp ngành xi măng đỡ cảnh hàng tồn.
Năm 2020, cả nước có 86 dây chuyền sản xuất xi măng, tổng công suất đạt 105,84 triệu tấn. Ước nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước khoảng 69 - 70 triệu tấn, dư thừa hơn 30 triệu tấn, do vậy áp lực về tiêu thụ xi măng nội địa rất lớn, đặc biệt là khu vực Bắc Trung bộ.
-
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách -
Doanh nghiệp quay lại thị trường cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng rõ nét -
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025 -
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower