-
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần
Ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam |
VGTA tiếp tục kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ về việc sửa đổi các quy định về quản lý thị trường vàng cho phù hợp hơn. Tuy nhiên, trước đó dù đã nhiều lần kiến nghị, song vẫn chưa nhận được phản hồi, thưa ông?
Tuy đã từng có kiến nghị và chưa được sửa đổi, nhưng theo tôi, các quy định của Nghị định 24 phù hợp với thị trường trong những năm về trước, còn hiện nay, cần sửa đổi, vì không còn phù hợp với diễn biến của thị trường ở thời điểm hiện tại. Vì thế, chúng tôi tiếp tục kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc sửa đổi các quy định quản lý thị trường vàng cho phù hợp hơn trong bối cảnh thị trường đã có nhiều thay đổi.
Việc sửa đổi như thế nào sẽ được NHNN công bố cụ thể sau khi có dự thảo sửa đổi. Tuy nhiên, theo tôi hướng sửa đổi thì không còn độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC. Vì chính việc độc quyền đã đẩy vàng thương hiệu SJC trong nước luôn cao hơn thế giới đến hàng chục triệu đồng/lượng. Bởi nguồn cung trong nước hạn chế khi vàng miếng SJC không được sản xuất thêm.
Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, chính các quy định của Nghị định 24 đã ổn định thị trường ngoại tệ, vàng cũng như tỷ giá kể từ khi ban hành đến nay?
Điều đó là có, nhưng cũng chỉ có giá trị trong thời gian 7-8 năm qua, còn hiện nay các quy định của Nghị định 24 đã làm cho thị trường vàng méo mó. Bởi nếu nói việc nhập vàng sẽ làm ảnh hưởng đến thị trường ngoại tệ, thì thực tế điều đó không đúng. Vì nếu nhập khoảng 2 tấn vàng thì chỉ khoảng 1 tỷ USD, trong khi đó Việt Nam cho nhập smart phone trong năm qua cũng đã tiêu tốn khoảng 1-2 tỷ USD, nhưng không thể tái xuất khẩu được. Trong khi đó, nếu nhập vàng thì có thể đưa nguồn vốn vào trong dân và xuất khẩu trở lại khi vàng quốc tế tăng, hoặc bình ổn giá vàng trong nước.
Hiện thị trường vàng trong nước cũng đã ổn định nên nếu có mở cửa cũng chỉ để mục đích cân bằng cung - cầu trên thị trường, chứ không thể nói làm ảnh hưởng đến thị trường ngoại tệ cũng như tỷ giá tiền đồng. Ngân hàng Nhà nước đã và đang kiểm soát tỷ giá ổn định, kể cả khi có áp lực, tỷ giá vẫn ổn định.
Tức cần có chính sách cho nhập vàng nguyên liệu để doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nữ trang vàng trong nước không phải thu gom hàng trôi nổi, thưa ông?
Nếu được nhập khẩu vàng, tôi cho rằng, trước hết cần chính sách cho nhập vàng nguyên liệu để doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nữ trang vàng trong nước khỏi thu gom hàng trôi nổi như kể từ khi Nghị định 24 ra đời đến nay. Nếu không cho mở cửa thì nguồn vàng không chính ngạch vẫn vào thị trường khi vàng trong nước khan hiếm, giá cao hơn quốc tế. Trong khi đó, ngành sản xuất nữ trang vàng đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước, nhưng không có nguyên liệu để làm. Vì thế, cần có chính sách cho doanh nghiệp sản xuất nữ trang được nhập vàng nguyên liệu về sản xuất. Thực tế trong gần 10 năm qua, các doanh nghiệp này đã thu gom vàng trôi nổi trên thị trường, trong đó có nguồn vàng nhập lậu vào Việt Nam, do các nước trong khu vực thị trường vàng trong nước và quốc tế đều liên thông nhau.
Liên quan đến vấn đề nhập khẩu vàng nguyên liệu, VGTA cho biết, việc sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cần được khuyến khích đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khi giá vàng nội cao hơn giá quốc tế, thì doanh nghiệp cần được nhập khẩu vàng nguyên liệu để có thể cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. VGTA từng kiến nghị sớm sửa Nghị định 24 theo hướng xem vàng nữ trang là mặt hàng kinh doanh bình thường, thay vì mặt hàng kinh doanh có điều kiện như hiện nay.
Theo ông, để thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế cũng như hạn chế việc vàng lậu vào thị trường Việt Nam thì cần mở cửa thị trường vàng trong nước?
Thực tế cũng cho thấy, nếu không cho mở cửa, thì nguồn vàng không chính ngạch vẫn vào thị trường khi cung vàng trong nước khan hiếm và giá cao hơn quốc tế. Vả lại, hiện tất cả các nước trong khu vực thị trường vàng trong nước và quốc tế đều liên thông nhau. Trong khi đó, giá vàng ở Việt Nam luôn cao hơn quốc tế 10 -15 triệu đồng/lượng và có thời điểm lên đến 19 - 20 triệu đồng/lượng khiến người mua vàng trong nước chịu thiệt. Theo tôi, đến nay, khi thị trường vàng đã được kiểm soát ổn định, việc sửa đổi Nghị định 24 là cần thiết.
-
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử