-
Vietcombank bất ngờ trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank -
Bitcoin tăng giá gần 10.000 USD trong vòng 1 tháng, các quỹ tiếp tục hút ròng -
Trả lương hưu qua tài khoản: Người nhận lương rầu vì lương thấp còn bị ngân hàng thu phí -
Vietcombank: Phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh, trình Quốc hội phương án tăng vốn trong tháng 10/2024 -
Eximbank khẳng định thông tin lan truyền trên mạng xã hội là không xác thực -
Cho vay 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp: Lãi suất thấp, tín chấp tới 3 tỷ đồng
SJC: Không hưởng lợi từ độc quền vàng, đề xuất cho thêm doanh nghiệp khác được dập vàng miếng
Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chủ trì buổi họp với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng về công tác quản lý thị trường vàng.
Bà Lê Thúy Hằng, Tổng giám đốc Công ty SJC cho biết, từ năm 2012, thương hiệu SJC được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước lựa chọn là thương hiệu vàng quốc gia. Việc sản xuất vàng miếng được Ngân hàng Nhà nước quản lý rất chặt chẽ trong tất cả các khâu của quy trình, bắt đầu từ cân đo sản phẩm, kiểm tra series, đốt nấu và dập ra vàng miếng. SJC là đơn vị đã được chọn là thương hiệu quốc gia, nên luôn luôn tuân thủ đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Giá để gia công các miếng vàng chỉ là 140.000 đồng cho một lượng.
Vấn đề chênh lệch giá vàng, Công ty SJC hoàn toàn không có lợi. Công ty hoàn toàn tuân thủ theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Trong 10 năm qua, SJC không được dập một miếng vàng nào từ nguyên liệu. Từ khi giao thương hiệu vàng, SJC mất hoàn toàn các lợi thế về kinh doanh và khi Nghị định được ban hành, lợi nhuận ròng của SJC giảm, từ hơn 300 tỷ đồng - gần 400 tỷ đồng/năm tới giờ chỉ đạt 74-80 tỷ lãi ròng. Như vậy, Công ty chỉ hoàn thành kế hoạch doanh số và lợi nhuận của UBND giao để có quỹ lương cho người lao động.
Theo bà Hằng, về giá vàng trên thị trường, SJC không phải người thao túng hay làm giá. Bởi giá vàng do cung - cầu của thị trường quyết định. Tất cả các đơn vị kinh doanh vàng đều hiểu không có đơn vị nào thao túng giá vàng. Việc đầu tiên khi lấy giá vàng là tham chiếu giá vàng thế giới, sau đó theo cung - cầu thực tế của thị trường, quyết định ra giá vàng. Không đơn vị nào có thể tự chủ động định giá trên thị trường.
Bà Lê Thúy Hằng cho biết, số lượng vàng trên thị trường còn rất ít, bởi có những năm, những thời điểm, giá nguyên liệu và giá vàng SJC thấp hơn hoặc bằng, các thương hiệu trong nước nấu vàng miếng của SJC để sản xuất nhẫn và nữ trang. Đặc biệt, năm 2019, thị trường vàng xuất đi nước ngoài rất nhiều, cho nên lượng vàng SJC trên thị trường hiện nay còn rất ít. Nguồn cung hiện tại không có trong khi nhu cầu thị trường có, do vậy tạo ra độ chênh về giá so với vàng thế giới.
Theo bà Lê Thúy Hằng, vàng miếng SJC vẫn thể hiện được chất lượng, uy tín của mình và được khách hàng lựa chọn. Nếu thời gian tới cho các thương hiệu khác cùng dập vàng miếng thì cũng là một điều tốt. Công ty nào uy tín, chất lượng thì được thị trường và người dân lựa chọn.
Doanh nghiệp vàng chưa muốn sửa Nghị định 24/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Ông Tạ Quang Đôn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, kih doanh vàng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nằm trong danh mục của Luật Đầu tư. Các giấy phép, sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu Luật cũng đã quy định là lĩnh vực độc quyền nhà nước. Muốn sửa các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải liên quan đến Luật, quy trình làm Luật lại không do NHNN quyết.
Tuy vậy, về Nghị định 24, các doanh nghiệp đều cho rằng, Nghị định này chưa hết vai trò và tính lịch sử. Bà Thúy Hằng cho rằng, Nghị định 24 vẫn có tác dụng lớn trong ổn ổn định thị trường vàng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tương tự, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Công ty Doji, đại diện cho TPBank cho rằng, hơn 10 năm qua, nếu Ngân hàng Nhà nước không thực hiện Nghị định 24 đối với vàng miếng như trên thì vàng sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế, thị trường vàng không chỉ tác động đối với người dân mà còn gây phản ứng dây chuyền cho nền kinh tế.
Theo ông Phú, Nghị định 24 đến giờ vẫn chưa hết vai trò lịch sử. Tác động của Nghị định 24 không chỉ thuần túy đối với thị trường vàng miếng, với các hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh vàng và ngân hàng; mà còn tạo ra hành lang pháp lý tương đối chuẩn trong lĩnh vực sản xuất vàng trang sức.
Về vàng miếng SJC, đứng về phương diện kinh doanh, không có doanh nghiệp nào muốn giá vàng tăng quá cao, rất rủi ro vì người dân sẽ bán lại. Các doanh nghiệp, các ngân hàng đều mong muốn giá vàng ở trạng thái tương đối bình ổn, bảo đảm hoạt động kinh doanh an toàn, lượng vàng cung ra trên thị trường nằm trong khả năng kiểm soát được.
Ông Đỗ Minh Phú cho rằng, trong 10 năm, Nghị định 24 phát huy hiệu quả vô cùng tốt, đến giờ thị trường vàng thật sự trật tự nên mong muốn Ngân hàng Nhà nước xem xét thật kỹ vấn đề thay đổi, sửa đổi Nghị định 24.
Sẽ cân nhắc tác động nhiều chiều khi sửa Nghị định 24
Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ Trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho hay, Nghị định 24 ra đời giúp chống vàng hóa nèn kinh tế. Việc thực hiện Nghị định 24 giúp một lượng lớn vàng vật chất đã được chuyển hóa thành nguồn lực để đầu tư vào nền kinh tế. Vì vậy, việc sửa Nghị định 24 phải đánh giá rất kỹ lưỡng.
Tại buổi gặp mặt với Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp vàng khẳng định chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới cũng như chênh lệch giữa vàng miếng SJC và các loại vàng miếng khác là phù hợp. Sự chênh lệch là do chênh lệch giá nguyên liệu nhập khẩu và nguồn cung hạn chế. Ngoài ra, do nguồn cung bị giảm, giá vàng thế giới tăng cao, các doanh nghiệp phải phòng thủ, dự trữ vàng do không biết giá vàng thế giới biến động như nào. Việc mua nguyên liệu giá cao thì sẽ phải bán cao hơn.
Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vàng đã khẳng định chênh lệch giá vàng không rơi vào doanh nghiệp nào. Nếu người dân lựa chọn SJC thì mua giá cao hơn và khi bán sẽ bán giá cao hơn. Ngoài ra, không một doanh nghiệp nào có thể thao túng vàng SJC. Vấn đề này các cơ quan quản lý đã có thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp khi được phản ánh trên báo chí, truyền thông.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, các ý kiến đều đánh giá Nghị định 24 rất thành công, đem lại sự ổn định thị trường vàng, và góp phần hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước ổn định thị trường vàng, ngoại hối hơn 10 năm qua, chúng ta không phải lo ngại về sự biến động thị trường vàng và tác động đến thị trường ngoại tệ. Thành công của Nghị định là loại bỏ rủi ro giá vàng ra khỏi hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đồng thời, giúp thị trường vàng trang sức mỹ nghệ được hình thành, tạo dựng.
Liên quan đến đề nghị nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp, Thống đốc cho biết, vì mục tiêu chính sách tiền tệ theo từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp phép, nhập khẩu vàng miếng. Việc này, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các doanh nghiệp để phân tích, đánh giá mục tiêu điều hành trong tổng thể chính sách vĩ mô để tham mưu đề xuất làm sao vừa thúc đẩy thị trường vàng trang sức mỹ nghệ, vừa hạn chế rủi ro đển kinh tế vĩ mô.
“Việc sửa đổi Nghị định 24 cần đánh giá kỹ lưỡng, xem xét kỹ các ý kiến, cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan và có sự động thuận trong xã hội”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng kết luận.
-
Trả lương hưu qua tài khoản: Người nhận lương rầu vì lương thấp còn bị ngân hàng thu phí -
Vietcombank: Phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh, trình Quốc hội phương án tăng vốn trong tháng 10/2024 -
Eximbank khẳng định thông tin lan truyền trên mạng xã hội là không xác thực -
Cho vay 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp: Lãi suất thấp, tín chấp tới 3 tỷ đồng
-
Trở lại đỉnh lịch sử, giá vàng miếng tăng lên 85 triệu đồng/lượng -
Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
Brand Finance: Sacombank vào top 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam -
Giá vàng nhẫn điều chỉnh, tỷ giá thử thách quanh ngưỡng 25.000 VND/USD -
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng
- GELEX: Mục tiêu đào tạo gắn bó chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh
- JSC được vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu