
-
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính
-
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4
-
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
-
Hợp tác phát triển khu công nghiệp và thương mại giữa Việt Nam và Quảng Đông (Trung Quốc)
-
Vĩnh Long kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất -
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản
Ý nghĩa trọng đại của thống nhất đất nước
Khi nước ta chuẩn bị kỷ niệm 38 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc, thì tình hình trên bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng, đe dọa an ninh khu vực, làm chúng ta nhớ lại năm 1975 trong phe xã hội chủ nghĩa (XHCN) có 3 nước bị chia cắt thành hai miền: Việt Nam, Đức và Triều Tiên.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã tiến hành cuộc chiến tranh chống ngoại xâm kéo dài 30 năm, kết thúc bằng thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh giành thống nhất đất nước. 15 năm sau đó, “Bức tường Berlin” - tượng trưng cho sự chia cắt nước Đức - sụp đổ, hai miền Đông - Tây Đức thống nhất, nhưng nước CHDC Đức đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Đã 60 năm kể từ khi đình chiến (năm 1953), Bắc - Nam Triều Tiên vẫn kéo dài tình trạng đối đầu và chưa thể dự đoán được xu hướng phát triển,
Dân tộc Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu thống nhất đất nước theo đúng ước vọng của mình bằng sự hy sinh của nhiều thế hệ với quyết tâm lớp cha trước, lớp con sau “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Do vậy, ngày 30 tháng 4 năm 1975 không chỉ đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mà nhìn sang tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hôm nay, càng thấy ý nghĩa trọng đại của sự kiện đó đối với hòa bình, an ninh và hợp tác trong khu vực.
![]() | ||
Thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, làm cho tiềm lực kinh tế của đất nước |
Bài học quản lý kinh tế sau chiến tranh
Gần như là định mệnh, sau thắng lợi lớn, thì nảy sinh hoài bão lớn với tâm lý lạc quan của người chiến thắng đến mức cái giá phải trả đôi khi không nhỏ. Đất nước thống nhất tạo ra cơ hội mới để chấn hưng nền kinh tế với sự bổ sung lẫn nhau tiềm lực giữa hai miền Bắc - Nam, với vị thế của một nước lớn trong khu vực; nhưng lại không nhận thức đầy đủ thách thức to lớn khi cần phải có lộ trình thích hợp để tận dụng lợi thế của nền kinh tế hai miền vốn thuộc hai hệ thống xã hội đối lập với nhau. Và một nước Việt Nam thống nhất với những mục tiêu đầy tham vọng không phải là sự mong muốn của một số nước, trong đó có nước lớn.
Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh được thực hiện từ năm 1976 đến 1978, đã thu được thành tựu khá rõ nét về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp; nổi lên là khôi phục nhanh chóng hệ thống giao thông, trong đó có tuyến đường sắt Bắc - Nam, đồng thời cũng đã có một số chủ trương sai lầm, như cải tạo nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản ở miền Nam. Cuối năm 1978 đầu 1979, hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng về người và của, làm đảo lộn nhiều dự án phát triển, tăng thêm khó khăn về kinh tế - xã hội.
Từ năm 1979, Đảng và Nhà nước đã liên tục đề ra những chính sách mới, khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp tìm tòi giải pháp, sáng kiến để vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.
Nhiều cuộc cải tiến quản lý trong nông nghiệp, công nghiệp và cải cách “giá cả - tiền lương - tiền tệ” liên tục được thực hiện. Cuộc cải cách “giá - lương - tiền” cuối cùng trước khi có chủ trương đổi mới được tiến hành vào tháng 10/1985, bao gồm đổi tiền cũ lấy tiền mới, nâng lương cho công nhân, viên chức và sửa đổi hệ thống giá cả vật tư, hàng tiêu dùng. Cuộc cải cách đó đã thất bại, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, kết thúc những thử nghiệm về cải tiến kinh tế vĩ mô trong khung khổ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp.
Mở ra trang sử mới
Đại hội VI tháng 12/1986 mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển đất nước theo kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, kết thúc 10 năm sau khi đất nước thống nhất với nhiều thử nghiệm về cơ chế, chính sách kinh tế và những cuộc cải cách không thành công, vượt qua hai cuộc chiến tranh biên giới tuy thời gian không dài, nhưng tổn thất về người và của là không nhỏ và làm nổi lên vấn đề lợi ích dân tộc, việc bảo đảm an ninh đất nước ở một khu vực nhạy cảm trong thế giới đang biến động khó lường.
Bốn năm (từ năm 1987 đến 1990), cuộc khủng khoảng kinh tế - xã hội diễn biến đến mức trầm trọng, “cả nước làm không đủ ăn”, lạm phát phi mã, mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn lương thực, toàn bộ xăng dầu, phần lớn sắt thép, phân bón và nguyên liệu; điều kiện quốc tế không thuận lợi, các nước tư bản hàng đầu vẫn cấm vận đối với Việt Nam, phe XHCN đã đi đến giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng, nhiều nước XHCN kể cả Liên Xô (cũ) đã chuyển sang con đường không phải XHCN, kéo theo việc chấm dứt các khoản viện trợ kinh tế to lớn cho nước ta và sự hợp tác trong khung khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế.
Đó là 4 năm khi Trung ương chưa đủ thời gian để hình thành hệ thống chính sách và luật pháp, tư duy đổi mới làm điểm tựa cho các địa phương “tự cứu mình trước khi trời cứu” bằng cách đề ra nhiều chủ trương kích thích mạnh mẽ ý tưởng và sáng kiến của người dân, doanh nghiệp, kinh tế gia đình, tự do kinh doanh với sự hỗ trợ của chính quyền về thuế, đất đai... Có thể nói rằng, trong thời kỳ “tranh tối, tranh sáng” này, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đã tìm được môi trường đầu tư và kinh doanh rất thông thoáng, góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế của tỉnh, thành phố, đồng thời tạo tiền đề để Trung ương đề ra chính sách, luật pháp theo kinh tế thị trường. Cũng chính từ trạng thái đó, nhiều đại gia hiện nay đã được hưởng lợi lớn thông qua việc giành được quyền sử dụng đất trên diện tích hàng chục héc-ta khi giá đền bù lúc đó rất thấp, còn giá thị trường về sau thì khá cao.
Từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế nước ta trải qua những thăng trầm, biến cố, kể cả phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng khu vực và thế giới, vẫn còn nhiều vấn đề đã được phát hiện cần giải quyết, nhưng đã tăng trưởng với tốc độ cao và thu được những thành tựu quan trọng, thể hiện qua một vài số liệu kinh tế tổng hợp:
Thứ nhất, tổng sản phẩm quốc nội - GDP (tính theo giá so sánh năm 1994) năm 1991 là 139.634 tỷ đồng, năm 2000 là 273.666 tỷ đồng, năm 2010 là 551.609 tỷ đồng và năm 2012 là 613.300 tỷ đồng. GDP năm 2012 gấp 4,4 lần năm 1991. GDP/người năm 1991 là 188 USD thuộc nhóm thấp nhất, năm 2011 là 1.260 USD, gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp) của thế giới.
Thứ hai, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 22 năm (1991 - 2012) là 7%/năm, cao nhất là 9,54% năm 1995, thấp nhất 4,77% năm 1998; trong đó có 9 năm cao hơn 8%.
Thứ ba, kim ngạch ngoại thương năm 1991 là 5.156,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu 2.087,1 triệu USD, các con số tương ứng năm 2000 là 30.119 triệu USD và 14.482,7 triệu USD, năm 2012 là 230.600 triệu USD và 116.300 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 bằng 55,7 lần năm 1991 và bằng 8 lần năm 2000.
Thứ tư, từ năm 1991 đến 2012, nước ta đã tiếp nhận được nguồn vốn quốc tế khá lớn, trong đó vốn đầu tư nước ngoài thực hiện khoảng 100 tỷ USD, trừ phần góp vốn của Việt Nam (20%), vốn ròng đưa từ bên ngoài vào là 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng vốn đầu tư xã hội.
Những con số thống kê trên đã biểu hiện rõ ràng thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, làm cho tiềm lực kinh tế của đất nước tăng lên gấp nhiều lần. Hiện nay, với vốn đầu tư xã hội khoảng 40 tỷ USD/năm cho phép tính đến nhiều dự án lớn về hạ tầng kinh tế - xã hội, với trên 650.000 doanh nghiệp trong nước, hơn 14.000 doanh nghiệp FDI. Trong số đó, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp được xếp hạng trong khu vực, với đội ngũ lao động được đào tạo, rèn luyện trong môi trường cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, nhất là những kinh nghiệm tích lũy được trong hơn 2 thập niên chuyển hướng theo kinh tế thị trường đã làm cho người Việt Nam không chỉ có tư duy, mà cả bằng hành động bảo đảm đưa đất nước tiến lên những nấc thang cao hơn, xích dần và tiến tới đuổi kịp trình độ phát triển của những nước tiên tiến trong khu vực.
Đòi hỏi tăng tốc
Khẳng định thành tựu kinh tế - xã hội rất đáng khích lệ của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, nhiều người có tâm huyết vẫn băn khoăn khi nhìn sang láng giềng trong khu vực đã làm nên “sự thần kỳ Đông Á”.
Đông Á được đánh giá là khu vực phát triển nhanh nhất và năng động nhất của thế giới từ sau Thế chiến thứ II. Điển hình đầu tiên là Nhật Bản, tiếp đó là Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore từ khởi điểm vào đầu thập niên 60 thế kỷ XX tương tự như Việt Nam đã trở thành “bốn con rồng châu Á” sau hơn hai thập niên phát triển, chậm hơn là Thái Lan, Malaysia và Indonesia, hiện nay nổi lên là Trung Quốc.
Cuốn sách “Kinh tế thế giới - Một thiên niên kỷ phát triển” của Angus Maddison đã cung cấp những tư liệu về kinh tế của các nước trong thế kỷ XX. Con số thống kê của 23 năm đầu (1950 - 1973) công nghiệp hóa của một số nước Đông Á có thể so sánh với tình hình phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến 2013 để gợi ra một số vấn đề đáng suy ngẫm.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 1950 - 1973 của Nhật Bản là 9,29%, Hồng Kông 8,13%, Đài Loan 9,81%, Hàn Quốc 8,13% và của Singapore là 7,93%.
GDP/người của Nhật Bản năm 1950 là 1.926 đô-la quốc tế, năm 1973 là 11.439 đô-la quốc tế, các con số tương ứng của Hồng Kông là 2.218 và 7.104 đô-la quốc tế, của Đài Loan là 936 và 4.117 đô-la quốc tế, của Hàn Quốc là 770 và 2.841 đô-la quốc tế và của Singapore là 938 và 4.117 đô-la quốc tế.
Cần lưu ý rằng, các nền kinh tế này phát triển kinh tế trong điều kiện không mấy thuận lợi khi bắt đầu vào vạch xuất phát. Nhật Bản từ đống tro tàn sau chiến tranh chỉ trong vòng 3 thập niên vươn lên vị thế cường quốc thứ hai thế giới. Đài Loan do Quốc dân đảng tiếp quản sau
khi chạy khỏi lục địa Trung Quốc năm 1949, phải mất mấy năm mới ổn định xã hội. Hàn Quốc bắt đầu phát triển kinh tế sau khi đình chiến năm 1953. Singapore được thành lập do tách khỏi Malaysia từ năm 1965.
Từ thập niên cuối của thế kỷ trước và thập niên đầu của thế kỷ này, Trung Quốc đã liên tục tăng trưởng 9 - 10%/năm; trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay, kinh tế nước này vẫn giữ dược tốc độ phát triển cao nhất thế giới.
Chưa tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội của tăng trưởng được thế hiện bằng hệ số sử dụng vốn đầu tư (ICOR), giá trị gia tăng, năng suất lao động tổng hợp mà một số công trình nghiên cứu đã coi là nhược điểm lớn của Việt Nam, ở đây chỉ nhấn mạnh đến tốc độ tăng trưởng 7%/năm của nước ta trong 23 năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nhiều nước Đông Á trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa.
Trên thực tế, trong 23 năm, nước ta đã có 9 năm đạt được mức tăng trưởng trên 8%, cao nhất là 9,45%; từ đó có thể khẳng định tiềm năng để tăng trưởng cao hơn mức trung bình 7% là khá lớn, vấn đề là làm thế nào để khai thác tối đa tiềm năng đó.
Trong một bài báo khó mà đưa ra hệ thống giải pháp để biến tiềm năng thành hiện thực, chúng tôi chỉ muốn lưu ý việc nước ta đã lãng phí khá nhiều thời gian để hoàn thiện thể chế và điều hành kinh tế vĩ mô khi nhiều vấn đề quan trọng đã được đặt ra, nhưng lại giải quyết rất chậm. Có thể kể ra vài ví dụ điển hình. Mất 10 năm sau khi đất nước thống nhất mới đoạn tuyệt được cơ chế kinh tế dẫn đến tình trạng “cả nước làm không đủ ăn”. Khi đã lựa chọn phát triển kinh tế thị trường năm 1986, thì 14 năm sau đó, mới chuyển từ tư duy người dân và doanh nghiệp được hành nghề “khi Nhà nước cho phép” sang “ khi luật pháp không cấm” thể hiện tại Luật Doanh nghiệp năm 2000, từ đó hàng năm trên 50.000 doanh nghiệp tư nhân ra đời. Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã bắt đầu từ năm 1995 đến nay vẫn “tiến một bước lùi hai bước”, dẫn đến hiện tượng đáng báo động như Vinashin, Vinalines. Khoa học và giáo dục đã được coi là quốc sách hàng đầu, nhưng những nhược điểm cố hữu vẫn kéo dài năm này qua năm khác, chưa có giải pháp hữu hiệu. Cải cách nền hành chính quốc gia đã được bắt đầu từ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, mà hiện nay, đích thân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn yêu cầu các bộ, chính quyền địa phương làm quyết liệt hơn.
Đẩy nhanh tốc độ và giảm thiểu thời gian thực hiện từng chủ trương, giải pháp là hai yếu tố quyết định đối với việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội theo hướng xích gần trình độ phát triển của nước ta với các nước tiên tiến trong khu vực.
Nằm trong khu vực phát triển năng động nhất thế giới - Đông Á, Việt Nam cần tận dụng lợi thế về thông tin của nước công nghiệp hóa chậm hơn, đẩy nhanh hơn đổi mới tư duy để tiếp cận với lý thuyết phát triển hiện đại, trong đó:
- “Tri thức cũng mang đặc điểm kinh tế đặc thù giữ vai trò là điều kiện tiên quyết đối với hoạt động đổi mới”;
- “Công nghệ nước ngoài và hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nước là các nhân tố hỗ trợ lẫn nhau trong chiến lược phát triển quốc gia” và
- “Những ý tưởng mới là nguồn lực quan trọng tạo động lực cho tiến bộ kinh tế, bởi xét theo tính phi cạnh tranh của nó, thì ý tưởng là nguồn lực quan trọng nhất không bị suy kiệt”(xem: Indermit Gill và Homi Kharas: Đông Á phục hưng - Ý tưởng phát triển kinh tế, Nhà xuất bản Thông Tin, 2007).
GS-TSKH. Nguyễn Mại
-
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4
-
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
-
Hợp tác phát triển khu công nghiệp và thương mại giữa Việt Nam và Quảng Đông (Trung Quốc)
-
Vĩnh Long kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Bình Định: Không đổi tên xã Canh Vinh vì liên quan dự án trọng điểm Becamex VSIP -
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản -
Xác định trụ cột mới của quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru -
Kịch bản và động lực để đạt mức tăng trưởng 8% -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ 2 dự án trọng điểm tại Quảng Trị -
Thủ tướng Ishiba: Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế