-
Đắk Nông: Yêu cầu quyết liệt tháo điểm nghẽn giải phóng mặt bằng các dự án
-
EVFTA tạo xung lực mới cho thương mại và đầu tư Việt Nam – EU
-
Những điểm tựa tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng năm 2023
-
Định chế tài chính châu Âu (DEG) bắt tay hợp tác với Điện Gia Lai
-
Trung Quốc mở cửa trở lại và đáp ứng của Việt Nam -
Áp lực… tiêu tiền
GE Hydro Solutions (các giải pháp thủy điện) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cùng nghiệm thu mô hình tuabin công suất 240 MW tại phòng thí nghiệm thực hành Công nghệ thủy lực ở Grenoble (Pháp).
Đây là cột mốc quan trọng đầu tiên trong dự án mở rộng nhà máy thủy điện Hòa Bình theo thỏa thuận đã được ký kết giữa GE Hydro Solutions và Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN hồi đầu năm 2022.
Theo thỏa thuận được ký kết, GE Hydro Solutions cùng với CMEC (Tổng công ty Cơ khí chế tạo máy Trung Quốc) cung cấp các thiết bị điện và cơ khí bao gồm 2 tuabin 240 MW, máy phát điện, hệ thống điều khiển và bảo vệ, cùng tất cả các phụ kiện và hệ thống phụ trợ cho dự án.
Theo nghiệm thu mới đây, mô hình tuabin tại phòng thí nghiệm thực hành Công nghệ thủy lực ở Grenoble đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật mà EVN yêu cầu, đảm bảo tiến độ bàn giao của dự án.
Dự án mở rộng mang tính chiến lược này do Ban Quản lý dự án điện 1 của EVN chịu trách nhiệm thực hiện, dự kiến sẽ nâng công suất lắp đặt của nhà máy thủy điện Hòa Bình lên 480 MW và nâng sản lượng điện phát lên 264,4 triệu kWh/năm vào thời kỳ cao điểm trong giai đoạn mùa khô.
Đồng thời, độ ổn định và độ tin cậy của nhà máy sẽ được cải thiện đáng kể thông qua các điều kiện vận hành linh hoạt hơn, củng cố năng lực cấp điện đáp ứng yêu cầu của hệ thống. Điều này cũng có nghĩa cải thiện vấn đề cung cấp nước cho các khu vực hạ lưu trong mùa khô.
Dự án cũng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo trì và vận hành của nhà máy điện. Khi dự án mở rộng được hoàn thiện vào năm 2025, công suất phát điện tối đa của đập sẽ lên tới 2400 MW.
Dự án mở rộng Nhà máy thủy điện Hòa Bình đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam, tối ưu hóa thủy điện để tăng sản lượng điện, cải thiện khả năng cung cấp và ổn định của hệ thống điện.
Các tổ máy mới trong dự án được thiết kế với mục đích tăng sản lượng điện hàng năm khoảng 488 GWh. Điều này cũng góp phần thay thế việc sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, từ đó giảm thiểu 225.000 tấn khí thải CO2 vào khí quyển.
Ông Brian Selby, Tổng giám đốc GE Hydro tại châu Á cho biết, với dự án mở rộng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, GE Hydro kỳ vọng sẽ góp phần vào việc sản xuất điện có chi phí phải chăng, đáng tin cậy, dễ tiếp cận và bền vững hơn ở Việt Nam.
Trước Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Hòa Bình, GE Hydro đã tham gia triển khai nhiều nhà máy thuỷ điện lớn như Nhà máy điện Sơn La công suất 2.400 - lớn nhất Đông Nam Á; Nhà máy điện Lai Châu 1.200 MW, Nhà máy điện Huội Quảng 520 MW…

-
Định chế tài chính châu Âu (DEG) bắt tay hợp tác với Điện Gia Lai -
Trung Quốc mở cửa trở lại và đáp ứng của Việt Nam -
Áp lực… tiêu tiền -
Bổ sung dự toán chi đầu tư gần 31.400 tỷ đồng cho Bộ Giao thông Vận tải -
Quảng Trị kiến nghị đưa dự án điện gió, điện tích năng vào Quy hoạch điện VIII -
Becamex Bình Định: “Đầu tàu” thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Thừa Thiên Huế ưu tiên nguồn lực phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp
-
Xây dựng thư viện lưu trữ tư liệu ngành công nghiệp khí
-
PV GAS đồng hành cùng các chương trình Mừng Đảng - Mừng Xuân
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao