
-
Australia cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm
-
Thống đốc Fed: Cần có thêm tiến triển về lạm phát trước khi hạ lãi suất
-
Đội ngũ của Tổng thống Trump sắp đến Saudi Arabia để đàm phán hòa bình Nga - Ukraine
-
Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm mạnh nhất trong gần 2 năm -
Ấn Độ, Mỹ nhất trí giải quyết bất đồng thương mại và thuế quan
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong lễ ký các sắc lệnh hành pháp tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida vào ngày 18/2/2025. Ảnh: AFP |
Đánh thuế ô tô sớm nhất vào ngày 2/4
Nếu được thực thi, đây là lượt thuế quan mới nhất trong một loạt các biện pháp đe dọa làm đảo lộn thương mại quốc tế kể từ khi Tổng thống Trump trở lại nắm quyền Nhà Trắng.
Cuối tuần trước, Tổng thống Trump cho biết thuế quan đối với ô tô sẽ được áp dụng sớm nhất là vào ngày 2/4, một ngày sau khi các thành viên nội các Mỹ trình báo cáo đánh giá lại quan hệ thương mại giữa Mỹ và các nước, trong đó đề ra các lựa chọn thuế quan nhập khẩu trong bối cảnh Washinton tìm cách định hình lại thương mại toàn cầu.
Ông Trump từ lâu đã chỉ trích những gì ông gọi là sự đối xử bất công đối với ô tô Mỹ xuất sang thị trường nước ngoài. Đơn cử, Liên minh châu Âu thu thuế 10% đối với ô tô nhập khẩu, gấp 4 lần mức thuế Mỹ áp lên xe du lịch nhập khẩu vào nước này. Tuy nhiên, Mỹ áp mức thuế 25% đối với xe bán tải từ các quốc gia khác ngoài Mexico và Canada, một loại thuế khiến dòng xe này trở thành "con gà đẻ trứng vàng" cho các nhà sản xuất ô tô ở Detroit.
Do đó, nếu Mỹ áp thuế quan 25% đối với ô tô nhập khẩu, đây sẽ là bước ngoặt đối với ngành công nghiệp ô tô toàn cầu vốn đang chao đảo vì sự bất ổn do chính sách thuế quan của Tổng thống Trump.
Cần nhắc lại rằng ngành ô tô toàn cầu đã đối diện vở kịch tương tự vào năm 2018 và 2019 trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump, khi Bộ Thương mại Mỹ tiến hành một cuộc điều tra an ninh quốc gia về ô tô nhập khẩu và phát hiện ra rằng chúng làm suy yếu nền tảng công nghiệp trong nước.
Ở thời điểm đó, Tổng thống Trump đã đe dọa áp thuế quan ô tô 25%, nhưng cuối cùng không có hành động nào, khiến thẩm quyền áp thuế từ cuộc điều tra đó hết hạn.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu được đưa vào cuộc điều tra năm 2018 có thể được sử dụng lại hoặc cập nhật như một phần của nỗ lực áp thuế quan mới đối với ô tô nhập khẩu.
Ông Maros Sefcovic, Ủy viên Thương mại và An ninh kinh tế châu Âu sẽ có cuộc gặp với các đối tác Mỹ, gồm Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick, người được Trump đề cử làm Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer, và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Kevin Hassett, tại Washington vào ngày 19/2 để thảo luận về các mức thuế quan khác nhau.
Khi được hỏi liệu EU có thể tránh được các mức thuế quan "có đi có lại" mà ông đã đề xuất vào tuần trước hay không, Tổng thống Trump nhắc lại tuyên bố rằng EU đã ra hiệu rằng họ sẽ hạ thuế đối với ô tô Mỹ xuống mức thuế của Mỹ, trong khi các nhà lập pháp EU đã phủ nhận việc này.
Tổng thống Trump cũng cho biết ông sẽ thúc giục các quan chức EU tăng lượng nhập khẩu ô tô và các sản phẩm khác từ Mỹ.
Áp thuế 25% hoặc cao hơn đối với dược phẩm, chip bán dẫn
Trong khi đó, thuế quan theo ngành đối với dược phẩm và chip bán dẫn cũng sẽ bắt đầu áp dụng ở mức "25% trở lên", Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida vào ngày 18/2.
Tuy nhiên, ông chưa đưa ra ngày công bố các mức thuế quan kể trên, đồng thời cho biết ông muốn dành thời gian cho các nhà sản xuất thuốc và chip bán dẫn thành lập nhà máy tại Mỹ để họ có thể tránh được thuế quan.
Hơn nữa, ông chủ Nhà Trắng đang hy vọng một số công ty lớn nhất thế giới sẽ công bố các khoản đầu tư mới vào Mỹ trong vài tuần tới.
Kể từ khi nhậm chức cách đây 4 tuần, Tổng thống Trump đã áp thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bên cạnh các mức thuế hiện có. Ông Trump cũng tuyên bố, nhưng sau đó đã hoãn áp thuế 25% đối với hàng hóa từ Mexico và hàng nhập khẩu không phải năng lượng từ Canada trong 1 tháng.
Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng cũng đã ấn định ngày bắt đầu áp thuế 25% đối với tất cả thép và nhôm nhập khẩu là ngày 12/3 và mức thuế này loại bỏ các miễn trừ đối với Canada, Mexico, Liên minh châu Âu và các đối tác thương mại khác. Mức thuế quan này sẽ áp dụng cho hàng trăm sản phẩm hạ nguồn nhập khẩu làm bằng thép và nhôm, từ ống dẫn điện đến lưỡi máy ủi.
Tuần trước, ông Trump đã chỉ đạo nhóm kinh tế của mình lập kế hoạch áp dụng thuế quan có đi có lại phù hợp với mức thuế quan của từng sản phẩm của từng quốc gia.

-
EU sẽ làm "hết sức mình" để tránh một cuộc xung đột thuế quan leo thang với Mỹ
-
Trung Quốc có khả năng cắt giảm lãi suất cơ bản vào tháng tới
-
Honda cân nhắc nối lại đàm phán sáp nhập nếu CEO Nissan từ chức
-
Fed dừng lộ trình cắt giảm lãi suất, lo ngại rủi ro lạm phát từ các chính sách của Tổng thống Trump
-
Ngoài nhôm và thép, Tổng thống Trump đưa 3 mặt hàng khác vào "tầm ngắm" đánh thuế 25% -
Anh: Lạm phát tăng vọt, BoE tiếp cận "thận trọng" trong việc cắt giảm lãi suất -
Đàm phán Mỹ - Nga cấp ngoại trưởng đạt kết quả tích cực -
Australia cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm -
Thống đốc Fed: Cần có thêm tiến triển về lạm phát trước khi hạ lãi suất -
Ấn Độ sẽ đầu tư xây dựng sân bay trên một hòn đảo nhân tạo gần trung tâm tài chính Mumbai -
Chủ tịch Trung Quốc triệu tập cuộc gặp hiếm hoi với các doanh nghiệp hàng đầu
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Trục đường 293 - “Thủ phủ mới” phía Đông của Bắc Giang