Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 01 tháng 05 năm 2024,
Người lớn có nên tiêm phòng sởi?
Khánh Ngọc - 03/05/2014 11:08
 
Hiện nay dịch sởi lan rộng sang cả người lớn. Số người đang điều trị bệnh sởi ở BV Bạch Mai và BV Nhiệt đới TƯ lên đến cả trăm người.
TIN LIÊN QUAN

 

TIN LIÊN QUAN
Hàng nghìn trẻ cuống cuồng tiêm phòng sởi và điệp khúc giá như…
Người lớn, trẻ em chen chúc điều trị bệnh sởi
Philippines đối mặt với bệnh sởi không kém siêu bão Haiyan
Hà Nội muốn khống chế dịch sởi vào tháng 4

 

 

Hoang mang đã mắc sởi rồi lại mắc lại

 

Chị Mai Thị Lan trú tại Tây Hồ, Hà Nội vẫn không hiểu vì sao mình mắc sởi. Chị Lan quả quyết ngày nhỏ mình đã bị sởi nên chủ quan trong dịch sởi mùa này. Khi có biểu hiện ho khan, sốt cao và đau mắt, chị đi khám và được bác sĩ cho biết chị bị sởi. Nằm điều trị ở BV Nhiệt đới 4 ngày nay, chị Lan được bác sĩ tư vấn nhiều khả năng trước đó chị bị sốt phát ban dạng sởi chứ không phải bệnh sởi.

Chị Nguyễn Thị M. trú tại Hoàng Văn Thụ, Hà Nội buồn bã khi đang điều trị sởi. Chị M. đang mang bầu 12 tuần nhưng vẫn bị sởi. Các bác sĩ tại viện khuyên chị sau khi ra viện nên bỏ thai vì nguy cơ đứa trẻ bị ảnh hưởng do sởi rất lớn. 

Bệnh nhân bị sởi điều trị tại BV Nhiệt đới TƯ. Ảnh báo Giao thông

Ngoài ra, cũng có những người già 70 tuổi vẫn mắc sởi. 

PGS TS Nguyễn Văn Kính -Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết hàng ngày ông gặp rất nhiều câu hỏi từ bạn bè và người thân, lo lắng không biết mình có khả năng mắc sởi hay không. Họ đều cho rằng mình không biết trước đó đã mắc sởi hay không. Ông Kính khẳng định đời người chỉ bị sởi 1 lần. 

Còn TS Bùi Vũ Huy - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho rằng để xác định mình đã bị sởi hay chưa rất khó. Phải xét nghiệm huyết thanh mới biết. Nếu người đã mắc sởi 1 lần thì vĩnh viễn không bao giờ mắc sởi lại nữa. Nhiều người chỉ bị sốt phát ban thông thường nhưng nghĩ mình bị sởi.

Trong trường hợp này, bác sĩ Huy khuyến cáo chị em phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và muốn sinh con có thể đi tiêm phòng vắc xin 3 trong 1 là sởi, quai bị, rubella tại các trung tâm y tế dự phòng và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương vì khi có thai, phụ nữ không thể tiêm phòng được. Nếu tiêm phòng trước vừa đảm bảo bà mẹ tránh nguy cơ bị sởi và em bé được miễn dịch sởi trong 9 tháng đầu đời.

Mẹ tiêm phòng sởi, 9 tháng đầu đời con được miễn dịch

Chị Hoàng Thu Hà trú tại Quan Nhân, Hà Nội lo lắng nên đưa con chị đi tiêm từ lúc 8 tháng tuổi, y tá đã không tiêm và khuyên chị nên về nhà chờ đủ 9 tháng tuổi mới tiêm được. 

Trước băn khoăn của chị Hà, chúng tôi đã liên hệ với TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế. Ông Phu cho biết việc tiêm vắc xin sởi có thể tránh nguy cơ mắc sởi.

Hiện nay có khá nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm chủng vẫn bị sởi là do mẹ không có miễn dịch với vắc xin sởi hoặc sự miễn dịch chưa đủ. 

Cách phòng tránh sởi tốt nhất cho trẻ trong dịp này, ông Phu cho rằng khi chưa đến lịch tiêm, bố mẹ trẻ không nên để con tiếp xúc với nguồn lây, tức là không tiếp xúc với bệnh nhân sởi, nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung vitamin A, cho bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. Người lớn khi ra ngoài về nên vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với con vì bố mẹ cũng có thể là nguồn lây sởi cho trẻ.

Ông Phu lưu ý, phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm phòng sởi, vì điều này sẽ giúp cho trẻ trước 9 tháng tuổi được miễn dịch vì khả năng này được truyền qua nhau thai và một ít qua sữa mẹ. Đây là nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới. 

Khi trẻ càng lớn khả năng miễn dịch càng giảm. Chính vì thế chúng ta tiêm phòng sởi cho trẻ vào lúc 9 tháng tuổi và nhắc lại lúc 18 tháng tuổi là tốt nhất. Nếu tiêm sớm hơn 9 tháng tuổi cũng không tốt vì trẻ không hấp thu được kháng thể. 

Tiêm vaccine phòng sởi: Nhu cầu tăng, giá loạn

Tiêm vaccine phòng sởi: Nhu cầu tăng, giá loạn

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư