
-
Việt Nam - Hành trình thịnh vượng
-
Việt Nam: Từ giải phóng 1975 đến kiến tạo luật chơi 2025
-
Kho bạc Nhà nước kết nối dữ liệu hợp đồng điện tử với mạng đấu thầu quốc gia
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
-
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát -
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
Kết quả theo dõi hành vi người tiêu dùng vừa được hãng nghiên cứu Nielsen công bố cho thấy trong số 6 quốc gia châu Á được khảo sát, Việt Nam là nước người tiêu dùng thích tiết kiệm nhất. Có tới 77% người Việt dùng tiền nhàn rỗi của mình để tiết kiệm, cao hơn nhiều so với các quốc gia lân cận như Singapore (62%) hay Thái Lan (63%).
![]() |
Nhu cầu đầu tư chứng khoán, đầu tư vào các quỹ tại Việt Nam đang ở mức thấp |
Trong khi đó, nhu cầu đầu tư chứng khoán, đầu tư vào các quỹ tại Việt Nam lại ở mức thấp. Chỉ có 18% người Việt được Nielsen khảo sát cho biết họ dùng tiền dư thừa để mua cổ phiếu hay rót vào các quỹ. Người dân 5 quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan đều thích đầu tư hơn, với tỷ lệ từ 21% đến 33%.
Báo cáo của Nielsen cũng cho thấy, 86% người Việt đã thay đổi thói quen tiêu dùng trong 12 tháng qua theo hướng giảm chi tiêu trong gia đình vì lo ngại tình hình kinh tế chưa tốt lên. Để giảm chi tiêu, 60% người Việt cũng cắt chi phí giải trí bên ngoài gia đình.
Mặc dù vậy, niềm tin người tiêu dùng Việt vừa có quý tăng thứ ba liên tiếp. Trong quý cuối cùng của năm 2014, chỉ số này tăng 4 điểm trong nghiên cứu được Nielsen thực hiện ở 60 quốc gia. Với điểm số trên 100 thể hiện sự tự tin của người tiêu dùng, Việt Nam được đánh giá 106 điểm. Chỉ có 16 trên 60 quốc gia được khảo sát có mức điểm trên 100.
Trong số 10 nước nhận điểm niềm tin tiêu dùng cao nhất có tới 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam. Còn người tiêu dùng Malaysia vẫn tỏ ra kém tự tin về triển vọng kinh tế, giảm 10 điểm so với quý trước xuống 89 điểm.
Một khảo sát khác của Nielsen cũng cho thấy, người Việt hiện nay yên tâm hơn về tình hình kinh tế. Có 58% người được hỏi cho rằng kinh tế đang trong suy thoái, giảm 19% so với kết quả quý trước.
Mặc dù vậy, tỷ lệ này vẫn cao hơn trung bình khu vực. Tính chung toàn châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ người dân vẫn còn nỗi lo suy thoái là 41%. Còn ở Trung Quốc, tỷ lệ này là 22% và Singapore là 27%. Khảo sát của Nielsen được thực hiện từ ngày 10 đến 28/11, phỏng vấn hơn 30.000 người tại 60 quốc gia ở tất cả các châu lục.
Khi được đề nghị chọn 3 nỗi lo lắng lớn nhất trong 6 tháng tới, đa số người Việt cho biết họ lo nhất về vấn đề sức khỏe, sau đó đến kinh tế và việc làm
Thanh Bình
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025 -
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát -
[Emagazine] Đường đến thịnh vượng -
Kỳ tích ngoại giao Hồ Chí Minh: Từ chiến tranh đến hội nhập quốc tế sâu rộng -
Việt Nam trở thành đối tác ngày càng quan trọng -
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa -
Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025