Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Nguyễn Vũ Linh, Giám đốc Công ty TNHH Chính Hòa: Thách thức người kế nghiệp
Gia Huy - 29/12/2016 08:43
 
Là người kế nghiệp doanh nghiệp gia đình, nên áp lực mà Nguyễn Vũ Linh, Giám đốc Công ty TNHH Chính Hòa rất khác với những người khởi nghiệp trẻ tuổi khác. Trong đó, thách thức lớn nhất là việc được chấp nhận năng lực.

Vũ Linh, sinh năm 1982, kể rằng, biết đến kinh doanh từ năm … lên 8 tuổi. Gia đình có cửa hàng bán sắt thép tại tỉnh Tuyên Quang, nên việc nghe chuyện khách hỏi hàng, nghe bố mẹ tính toán thành quen. Đến mức, mỗi lần thấy ai bán mua cái gì, Linh cũng để tâm.

Lớn lên, thói quen này trở thành nếp nghĩ, theo chân Linh vào ngõ ngách cuộc sống. Nhất là khi Linh học ngành quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế quốc dân, tiếp cận với sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh, từ siêu thị đến bán rong kiểu hiện đại, lại được học bài bản về marketing, nhu cầu… thực hành xuất hiện.

.
Nguyễn Vũ Linh, Giám đốc Công ty TNHH Chính Hòa

“Tôi bắt đầu kinh doanh những sản phẩm đơn giản, như bán hoa, thiệp chúc mừng trong dịp lễ, tết. Làm nhỏ, nhưng tôi định hình rõ, cần phải học gì, tích lũy gì vì chặng đường dài phía trước mới là chông gai”, Linh kể.

Phải nói thêm, khi đi học, Linh đã được trao trách nhiệm sẽ trở thành người tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. So với nhiều sinh viên khác, Linh không phải lo tìm đầu ra cho chính mình, cũng không phải lo khởi nghiệp từ con số không, nhưng gánh nặng của người kế nghiệp thường trực.

“Với tôi, thách thức là có được sự tin tưởng của những người đi trước về khả năng quản lý, ý tưởng kinh doanh mới, chứ không phải là giao quyền”, Linh thừa nhận khi kể lại những ngày đầu ngồi ở vị trí phó giám đốc của chính công ty... nhà mình.

Cũng giống như nhiều doanh nghiệp gia đình ở các địa phương, mô hình quản trị của công ty gia đình Linh chủ yếu là thói quen của những người gây dựng, đó là làm ăn dựa theo tình cảm, không cần sổ sách, đi ngược lại hầu hết các tiêu chuẩn phổ biến nhất về quản trị doanh nghiệp hiện đại, nhất là hai yêu cầu tối thượng là minh bạch và phân tách rạch ròi giữa chi phí và đầu tư

“Tôi xác định ngay từ đầu, nếu như không thuyết phục những người đi trước cho phép mình thay đổi, chuyển sang mô hình quản trị công ty hiện đại. Bởi vậy, khi nhận được sự chấp thuận, tôi hiểu rằng, đây chính là lúc tôi khởi nghiệp, ghi dấu ấn của mình trong sự nghiệp kinh doanh của gia đình”, Linh nói.

Năm 24 tuổi, Linh chính thức tiếp quản công ty. Nhưng vị phó giám đốc trẻ tuổi không ngồi ở văn phòng, mà xắn tay vào làm từ việc nhỏ nhất, bưng bê từng khối sắt với công nhân, tiếp thị sản phẩm của công ty tới khách hàng, tự lái xe đi giao hàng tới những việc sổ sách…

Linh kể, phải làm mới biết sẽ phải thay đổi từ đâu. Quyết định đầu tiên của Linh là chuyển toàn bộ công việc sổ sách từ bản giấy sang sử dụng công nghệ thông tin, làm trên máy tính. Sau đó là các bước hoàn thiện quy trình hoạt động.

Tất nhiên, không phải mọi việc đều thuận lợi. Lần quyết định mở cửa hàng tại các địa điểm không thích hợp đã khiến công ty bị thiệt hại không nhỏ. Linh đã phải quyết định đóng 3 cửa hàng, mỗi cửa hàng có mức đầu tư trên 1 tỷ đồng.

“Sau lần thất bại này, tôi hiểu là kinh doanh không có chiến lược cứ như người mù tìm đường. Kiến thức quản trị là không đủ. Tôi quyết định đi học về chiến lược kinh doanh, cách thức đầu tư, lựa chọn hướng đi bằng bắt mạch thị trường…”, Linh kể lại.

Sau lần đó, Linh trở lại… lợi hại hơn với các sản phẩm mới là kinh doanh và sản xuất sản phẩm tôn mát, các loại cửa cuốn, cửa kéo… Điểm đặc biệt trong chiến lược hoạt động của Công ty mà Linh xác định được, đó là không sản xuất hàng loạt, vì địa bàn kinh doanh là khu vực miền núi, có những đặc thù riêng về địa hình, mà sản xuất theo nhu cầu của khách hàng cụ thể. Tính toán này đã đưa Công ty thực sự vào quỹ đạo phát triển mới.

Hiện tại, Linh đã trở thành Giám đốc Công ty TNHH Chính Hòa, quản lý tới 50 công nhân, phạm vi hoạt động đã mở rộng từ Tuyên Quang sang Hà Giang. Đặc biệt, Chính Hòa đã có một hệ thống cửa hàng bán lẻ quy củ. Trong lĩnh vực sản xuất và thương mại sản phẩm hàng tiêu dùng, việc phát triển được hệ thống cửa hàng có ý nghĩa rất quan trọng.

“Kiến thức được học tại trường thực sự có giá trị. Tôi đã làm theo đúng nguyên lý, đó là ai dành được điểm bán tại các địa phương người đó sẽ thắng”, Linh chia sẻ kinh nghiệm.

Nguyễn Vũ Linh đang lên kế hoạch mở rộng thị trường tới các tỉnh khác. Cụ thể, trong hai năm tới, đây sẽ là mục tiêu trọng điểm. Lý do vì môi trường kinh doanh đang rất thuận cho các hoạt động mở rộng sản xuất.

“Trước mắt, tôi sẽ mở thêm 3 cửa hàng tại các tỉnh phía Bắc trong năm 2017 tới”, Linh tiết lộ.

Chat với Nguyễn Vũ Linh

Người kế nghiệp khởi nghiệp chắc chắn có nhiều thuận lợi hơn người bắt đầu từ tay trắng?

Đương nhiên tôi có nền tảng gia đình, có điều kiện để thực hiện được các kế hoạch, ý tưởng kinh doanh. Nhưng, không dễ để thuyết phục cha mẹ thay đổi những gì đã quen thuộc, ăn sâu vào tư duy của họ, nhất là khi đó là hoàn toàn bộ gia sản của họ.

Những người khởi nghiệp từ tay trắng có quyền thật bại, làm lại, nhưng với chúng tôi, điều đó là không thể. Đó là áp lực rất lớn.

Đâu là điểm yếu của những người khởi nghiệp hiện tại?

Thiếu tự tin và kiên nhẫn khi khởi nghiệp. Đây là điều tôi cũng đã học được nhiều khi bắt tay vào công việc kinh doanh.

Vậy còn kỹ năng để đi đến thàng công?

Thái độ học tập. Không thể làm được gì nếu không có rèn luyện, tôn trọng công việc của mình. Tất nhiên, còn có yêu cầu thay đổi rất căn bản các chương trình đào tạo trong trường học, thúc đẩy ý thức tự đào tạo, kỹ năng thực hành, nhưng mỗi người đều có thể bắt tay học và hành ngay lúc này để làm tốt công việc của mình.

Chat với Nguyễn Vũ Linh

Người kế nghiệp khởi nghiệp chắc chắn có nhiều thuận lợi hơn người bắt đầu từ tay trắng?

Đương nhiên tôi có nền tảng gia đình, có điều kiện để thực hiện được các kế hoạch, ý tưởng kinh doanh. Nhưng, không dễ để thuyết phục cha mẹ thay đổi những gì đã quen thuộc, ăn sâu vào tư duy của họ, nhất là khi đó là hoàn toàn bộ gia sản của họ.

Những người khởi nghiệp từ tay trắng có quyền thật bại, làm lại, nhưng với chúng tôi, điều đó là không thể. Đó là áp lực rất lớn.

Đâu là điểm yếu của những người khởi nghiệp hiện tại?

Thiếu tự tin và kiên nhẫn khi khởi nghiệp. Đây là điều tôi cũng đã học được nhiều khi bắt tay vào công việc kinh doanh.

Vậy còn kỹ năng để đi đến thàng công?

Thái độ học tập. Không thể làm được gì nếu không có rèn luyện, tôn trọng công việc của mình. Tất nhiên, còn có yêu cầu thay đổi rất căn bản các chương trình đào tạo trong trường học, thúc đẩy ý thức tự đào tạo, kỹ năng thực hành, nhưng mỗi người đều có thể bắt tay học và hành ngay lúc này để làm tốt công việc của mình.

7 bài học sau khi thua lỗ nửa tỷ đồng vì bỏ việc để khởi nghiệp
Bỏ việc lương cao để khởi nghiệp, doanh nhân trẻ này nuôi ước mơ sẽ kiếm được hàng triệu USD. Nhưng rất tiếc, đời lại không như là mơ…
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư