
-
Tập đoàn Xuân Thiện: Khát vọng trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu và vươn tầm quốc tế
-
Vietjet hoàn thành công tác chuyển giao khai thác dịch vụ mặt đất tại sân bay lớn nhất Việt Nam
-
Thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
-
Việt Nam trong top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại
-
Từ "cổ phiếu quốc dân" đến "doanh nghiệp quốc dân": Hòa Phát và khát vọng dựng xây đất nước -
Vietnam Airlines lãi 3.625 tỷ đồng nhờ khách quốc tế bùng nổ, giá nhiên liệu giảm
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (sân bay Phú Quốc) được xây dựng tại xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, với diện tích hơn 900 ha, vốn đầu tư trên 16.000 tỷ đồng.
Sân bay Phú Quốc đạt tiêu chuẩn cấp 4E, có nhà ga được thiết kế hiện đại, có thể đón hơn 2,6 triệu hành khách/năm và cao điểm có khả năng đón tới 1.300 hành khách/giờ.
![]() |
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc |
Sân bay này có thể tiếp nhận được tàu bay thân rộng loại Boeing 747- 400 và tương đương, với cấp sân bay 4E theo tiêu chuẩn ICAO. Dự kiến đến năm 2030, nó có thể tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm, 7 triệu khách mỗi năm và 3.500 khách một giờ.
Trong giai đoạn I, 8 vị trí đậu máy bay được đưa vào khai thác, trong đó có 1 vị trí cho máy bay cỡ lớn B777 hoặc tương đương, 4 vị trí đỗ cho máy bay cỡ A321/320, 4 vị trí đỗ cho máy bay cỡ nhỏ ATR72 và chưa trang bị ống lồng.
Các đường bay quốc tế chủ yếu tập trung vào đường bay du lịch nối Phú Quốc với Singapore, Hongkong, Thailand, Malaysia phục vụ cho nhu cầu luân chuyển khách du lịch trọn gói đến Phú Quốc của các doanh nghiệp lữ hành.
Năng lực thông qua giai đoạn 2012-2020 dự kiến từ 510.000 hành khách đến 2.650.000 hành khách /năm.
Các hạng mục quan trọng khác như đài kiểm soát không lưu, nhà ga hành khách, phòng chờ… được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trước đó, trong cuộc họp về đề án huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không vào cuối tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đề nghị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) xây dựng phương án thí điểm bán 100% vốn sân bay Phú Quốc; thí điểm bán dứt điểm sảnh E, Nhà ga T1, sân bay Nội Bài.
Theo Bộ trưởng Thăng, “cái gì tư nhân làm được thì để tư nhân làm”, việc nhượng quyền cho doanh nghiệp tư nhân tham gia khai thác, kinh doanh sân bay sẽ hiệu quả cao hơn, nguồn thu của Nhà nước tăng lên. Cái cuối cùng người tiêu dùng được hưởng lợi do có cạnh tranh trên thị trường, thay vì độc quyền chỉ có doanh nghiệp Nhà nước như trước đây.
Với đề nghị trên, T&T là nhà đầu tư đầu tiên bày tỏ mong muốn mua sân bay Phú Quốc.
Tập đoàn T&T được thành lập vào tháng 11/1993, với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH T&T. Ngành nghề chính là kinh doanh và sản xuất các sản phẩm điện tử, điện máy cho các hãng lớn như Panasonic và National. Trải qua gần 22 năm xây dựng và phát triển, T&T đã trở thành tập đoàn đa quốc gia, đa ngành nghề và lĩnh vực, đạt được nhiều thành tựu vượt bậc. |
Duy Hữu (tổng hợp)
-
Từ "cổ phiếu quốc dân" đến "doanh nghiệp quốc dân": Hòa Phát và khát vọng dựng xây đất nước -
Vietnam Airlines lãi 3.625 tỷ đồng nhờ khách quốc tế bùng nổ, giá nhiên liệu giảm -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 30/4/2025 -
iPOS.vn khai trương không gian trải nghiệm và văn phòng làm việc tại TP. Cần Thơ -
Từ trạm sạc đến Microgrid: Hành trình kiến tạo hạ tầng năng lượng linh hoạt cùng Schneider Electric -
Điều chỉnh tỷ lệ trích phí thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy -
Cả nước có 152 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025