![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/chicong/2025/02/11/dau-tu-gan-1800-ty-dong-xay-dung-kinh-doanh-ket-cau-ha-tang-khu-cong-nghiep-my-thai-tinh-bac-giang1739275705.jpeg)
-
Đầu tư gần 1.800 tỷ đồng xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Thái, tỉnh Bắc Giang
-
Thủ tục đầu tư luồng xanh đã có nghị định hướng dẫn chi tiết
-
Đà Nẵng: Đầu thầu quốc tế rộng rãi Khu công nghiệp Hòa Cầm - giai đoạn 2
-
Thúc tiến độ nhiều công trình trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long ngay từ đầu năm
-
Hà Nội xem xét thông qua tờ trình về đầu tư xây dựng 3 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng -
Ngân hàng đề xuất thu xếp vốn mở rộng cao tốc trị giá 38.693 tỷ đồng
Việt Nam trở thành địa điểm lý tưởng cho sự kiện đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp
Trình bày báo cáo tại Hội nghị Phát triển Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chiều 11/2, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST), nhân lực chất lượng cao là những nhân tố có ý nghĩa quyết định trong nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa nguồn lực, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
KHCN, ĐMST có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững, theo chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên công nghệ, tạo tiền đề cho những bứt phá mạnh mẽ để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao trong thời gian dài.
“Phát triển mạnh mẽ KHCN, ĐMST là yêu cầu tất yếu để nâng cao vị thế quốc gia, chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu và từng bước khẳng định vai trò của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Đức Trung |
Để tạo ra những chuyển biến, kết quả trong phát triển KHCN, ĐMST, cần một nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, có kỹ năng hiện đại, tư duy sáng tạo và khả năng làm việc cường độ cao. Đây sẽ là yếu tố then chốt, sống còn, quyết định sự thành công của cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc, thực hiện mục tiêu đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh, thịnh vượng trong kỷ nguyên mới.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, thời gian qua dưới sự chỉ đạo của Đảng, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng hành của Quốc hội, các Bộ ngành đã đẩy mạnh việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho KHCN, ĐMST thông qua các luật như: Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Thủ đô và các Nghị quyết đặc thù của một số tỉnh, thành phố. Nhiều văn bản pháp luật về KHCN, chuyển đổi số được ban hành hoặc được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Trong đó, Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo dự kiến trình Quốc hội tháng 05/2025. Nghị quyết đặc thù của Quốc hội về KHCN, ĐMST cũng dự kiến trình Quốc hội ngay tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 trong tháng 2/2025.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành các chiến lược, chương trình, đề án, chỉ thị về phát triển các ngành, lĩnh vực trọng tâm; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nghị định về cơ chế đặc thù cho Trung tâm ĐMST Quốc gia (NIC) tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung và dự kiến ban hành trong tháng 02/2025.
Đặc biệt, Nghị định 182 quy định việc thành lập và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư đã được Chính phủ ban hành với nhiều chính sách hỗ trợ đột phá được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và kỳ vọng vào các cơ chế chính sách hỗ trợ trong thời gian tới.
Việc triển khai rộng rãi Đề án 06 với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Chỉ bàn làm - Không bàn lùi” đã tạo ra những kết quả quan trọng, giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng hạ tầng số, phục vụ cho chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chủ động thúc đẩy các ngành công nghệ cao mới nổi, phù hợp xu hướng của thế giới. Với ngành công nghiệp bán, chỉ trong thời gian ngắn Việt Nam đã tạo được những bước đi ấn tượng trong việc hợp tác về bán dẫn với các quốc gia, nền kinh tế như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Châu Âu… và các tập đoàn công nghệ lớn như Cadence, Intel, Qovor, Apple, Marvell, Samsung, Synopsys. Việt Nam cũng được Hoa Kỳ chọn là một trong 6 quốc gia tham gia Đạo luật Chips để phát triển chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Đối với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều tập đoàn Microsoft, Google, Qualcomm, Meta tăng cường hợp tác nghiên cứu, ứng dụng AI tại Việt Nam. Các Tập đoàn trong nước như Viettel, VinGroup, FPT, CMC,... cũng chủ động, tích cực triển khai đồng bộ các dự án, hoạt động nghiên cứu, phát triển về AI.
Về phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ mối liên kết giữa các chủ thể hệ sinh thái với vai trò dẫn dắt của Trung tâm ĐMST Quốc gia, được đánh giá là hệ sinh thái mạnh của khu vực. Nhiều chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu chuyển các doanh nghiệp ở nước ngoài về Việt Nam để tối ưu các lợi ích từ hệ sinh thái trong nước. Nhiều dự án KHCN, ĐMST lớn được kết nối, thúc đẩy.
Trong các năm qua, Việt Nam đang trở thành địa điểm lý tưởng cho nhiều sự kiện quốc tế quan trọng về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp như: Triển lãm quốc tế ĐMST Việt Nam, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam, Ngày hội ĐMST quốc gia, Diễn đàn Quỹ đầu tư ĐMST Việt Nam, Triển lãm quốc tế ngành bán dẫn, Techfest, Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam, Hội nghị cấp cao về AI…
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được chú trọng, đã hình thành và phát triển nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn cao, trong đó nhiều nhà khoa học có uy tín, được thế giới công nhận, dần hình thành một số tổ chức khoa học công nghệ tiên tiến tầm cỡ quốc tế ở cả khu vực công và tư.
“Những kết quả nêu trên cho thấy những nỗ lực và quyết tâm cao của Việt Nam trong việc thúc đẩy KHCN, ĐMST và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã mang lại những kết quả tích cực, được cộng đồng, đối tác quốc tế đánh giá cao. Hình ảnh, vị thế về KHCN, ĐMST của Việt Nam ngày càng được ghi nhận trên các diễn đàn thế giới cho thấy một Chính phủ năng động, linh hoạt và hiệu quả”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ đầu tư để duy trì sự hấp dẫn của môi trường đầu tư
Nhấn mạnh năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, để KHCN, ĐMST, nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, Chính phủ cần đặt quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất để tổ chức thực hiện Nghị quyết số 03 một cách hiệu quả, toàn diện, mang lại những chuyển biến lớn, có tính cách mạng, có tác động rõ nét lên các chỉ số tăng trưởng kinh tế.
Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cần thực hiện ngay một số nhiệm vụ, giải pháp.
Thứ nhất, tập trung đẩy mạnh rà soát, loại bỏ các “điểm nghẽn” thể chế ngay trong quý I/2025 đối với các Nghị định và quý II/2025 đối với các Luật. Nếu cần thiết, giao cơ quan chủ trì xây dựng Nghị quyết 03/NQ-CP phối hợp các Bộ ngành rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh yêu cầu tiến độ của các nhiệm vụ có tính cấp bách, cần làm ngay. Cụ thể như: cơ chế, chính sách khơi thông nguồn lực tài chính ngân sách nhà nước, giao quyền tự chủ đối với tài sản công, viện trợ, tài trợ cho KHCN, ĐMST, thu hút, đào tạo nhân tài, nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai, xác định ngay các dự án trọng tâm về KHCN, ĐMST gắn với mục tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực, địa phương và vùng có thế mạnh để tập trung nguồn lực triển khai thực hiện trong năm 2025.
Thứ ba, nhân rộng mô hình thu hút FDI như thu hút Tập đoàn NVIDIA, tập trung vào dự án đầu tư đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, dẫn dắt doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt, tạo “luồng xanh” cho việc triển khai dự án, giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ đầu tư để duy trì sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.
Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trước mắt tập trung vào giáo dục đại học, đào tạo ngắn hạn; thí điểm xây dựng và triển khai cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục đại học theo gói cam kết đầu ra (KPI) với chính sách học bổng toàn phần cho học viên sau đại học và yêu cầu phải có doanh nghiệp đồng hành.
Thứ năm, đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, thúc đẩy kết nối sâu rộng tầm khu vực và quốc tế về KHCN, ĐMST; phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cho các lĩnh vực trọng tâm để thu hút mọi nguồn lực, trong đó có nhân tài người Việt trên toàn thế giới tham gia vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao: bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học…; khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho thế hệ trẻ tham gia học các ngành STEM.
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/nguyenkythanh/2025/02/11/se-co-chinh-sach-thi-diem-de-thao-go-vuong-mac-cho-phat-trien-khoa-hoc-cong-nghe1739266400.jpg)
-
Nhân rộng mô hình thu hút FDI như thu hút Tập đoàn NVIDIA -
Hà Nội xem xét thông qua tờ trình về đầu tư xây dựng 3 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng -
Ngân hàng đề xuất thu xếp vốn mở rộng cao tốc trị giá 38.693 tỷ đồng -
Bình Dương sắp đầu tư khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí quy mô 786 ha -
Nhà thầu bị phê bình vì chậm thi công sau Tết tại cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu -
Kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi -
Chính thức thông vốn tín dụng 2.500 tỷ đồng cho tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng
-
VietinBank triển khai loạt ưu đãi với Gói sản phẩm kiều hối
-
Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc
-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank