Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu vải từ Trung Quốc tăng tốc
Thế Hoàng - 19/09/2019 09:25
 
8 tháng năm 2019, các nhóm hàng Việt Nam tăng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng với kim ngạch gần 9,4 tỷ USD, tăng 27,75%, vải hơn 5 tỷ USD, điện thoại các loại và linh kiện hơn 4,95 tỷ USD...
8 tháng qua, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng với kim ngạch gần 9,4 tỷ USD, tăng tới 27,75% so với cùng kỳ năm ngoái.
8 tháng qua, nhập khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng lên tới 9,4 tỷ USD, tăng tới 27,75% so với cùng kỳ.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tốc độ nhập khẩu máy móc, thiết bị và các loại nguyên phụ liệu từ thị trường Trung Quốc gia tăng mạnh trong 8 tháng 2019, với tổng giá trị nhập khẩu lên tới 49,2 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ (tương đương mức tăng 7,4 tỷ USD), chiếm hơn 29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

Hiện, nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc vẫn là nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng với kim ngạch gần 9,4 tỷ USD, tăng 27,75% so với cùng kỳ, tương đương kim ngạch tăng hơn 2 tỷ USD.

Các nhóm hàng khác cũng có mức chi nhập khẩu lớn như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch hơn 7,95 tỷ USD; vải hơn 5 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện hơn 4,95 tỷ USD, sắt thép hơn 2,45 tỷ USD...

Ở chiều ngược lại, Việt Nam xuất khẩu lượng hàng hóa sang Trung Quốc chỉ đạt kim ngạch gần 23,9 tỷ USD, giảm khoảng 500 triệu USD so với cùng kỳ 2018. Trong đó, nhóm hàng xuất khẩu sang Trung Quốc bị sụt giảm mạnh nhất là điện thoại và linh kiện với con số sụt giảm 1 tỷ USD, chỉ đạt mức 4,2 tỷ USD trong 8 tháng năm 2019.

Việc kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh, trong khi xuất khẩu của nước ta bị sụt giảm khiến cán cân thương mại với nước láng giềng này bị nới rộng lên đáng kể so với 1 năm trước đây.

Năm 2018, nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 65,4 tỷ USD, tăng 11,7% so với năm 2017. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (đạt 12 tỷ USD, tăng 10,2%); điện thoại các loại và linh kiện (đạt 8,6 tỷ USD, giảm 1,9%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 7,8 tỷ USD, tăng 10,6%); vải các loại (đạt 7,1 tỷ USD, tăng 16,8%), sắt thép các loại (đạt 4,5 tỷ USD, tăng 9,6%); nguyên phụ liệu dệt may, da giày (đạt 2,2 tỷ USD, tăng 7,3%); sản phẩm từ chất dẻo (2,1 tỷ USD, tăng 7,1%).

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là thị trường nhập khẩu, nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Đổi lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 11 của Trung Quốc.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc vẫn dựa vào tiểu ngạch, chưa tạo thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ
Theo Bộ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức do vẫn chủ yếu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư