Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Nhập khẩu máy móc, thiết bị từ Trung Quốc tăng mạnh
Thế Hải - 29/05/2019 08:20
 
Gần 4,4 tỷ USD đã được chi ra trong 4 tháng đầu năm 2019 để nhập khẩu máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng từ Trung Quốc, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2019, lượng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng nhập từ Trung Quốc đạt gần 4,4 tỷ USD, tăng 29%
4 tháng đầu năm 2019, lượng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng nhập từ Trung Quốc đạt gần 4,4 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ.

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong số các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất trong nửa đầu tháng 5/2019 thì máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn chỉ đứng thứ hai sau máy vi tính, sản phẩm và điện tử.

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/5, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng đạt 13,24 tỷ USD. Còn theo số liệu thống kê 4 tháng 2019, lượng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng nhập từ Trung Quốc đạt gần 4,4 tỷ USD, tăng 29%.

Riêng tháng 4, nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng từ Trung Quốc đạt 1,1 tỷ USD.

Số liệu này cho thấy, lượng máy móc, thiết bị, phụ tùng Việt Nam nhập từ Trung Quốc chiếm 37,6% tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng.

Thị trường cung cấp lớn thứ hai là Hàn Quốc với 2,1 tỷ USD, tăng 12,18% so với cùng kỳ. Kế đến là Nhật Bản đạt 1,5 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng nhập máy móc từ Trung Quốc có liên quan đến nguồn vốn đầu tư từ quốc gia này tăng mạnh vào Việt Nam trong thời gian qua. 

Tính hết tháng 5, lần đầu tiên Trung Quốc vươn lên vị trí dẫn đầu các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam  đạt 2 tỷ USD. Riêng phần cấp mới tăng đến 450% so cùng kỳ, chiếm 1,56 tỷ USD.

Năm 2018,  kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam là 33,73 tỷ USD, chiếm 14,25% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, trong đó, nhập từ Trung Quốc 12,03 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2017. Tiếp đến là Hàn Quốc 6,167 tỷ USD, giảm 28,50% so với năm 2017, nhập từ EU 4,07 tỷ USD, tăng 17,78%, còn lại nhập Nhật Bản và Asean.

Nhìn rộng sang các mặt hàng khác, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc trong năm 2018 đạt 65,4 tỷ USD, tăng 11,7% so với năm 2017. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (đạt 12 tỷ USD, tăng 10,2%); điện thoại các loại và linh kiện (đạt 8,6 tỷ USD, giảm 1,9%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 7,8 tỷ USD, tăng 10,6%); vải các loại (đạt 7,1 tỷ USD, tăng 16,8%), sắt thép các loại (đạt 4,5 tỷ USD, tăng 9,6%); nguyên phụ liệu dệt may, da giày (đạt 2,2 tỷ USD, tăng 7,3%); sản phẩm từ chất dẻo (2,1 tỷ USD, tăng 7,1%).

FDI từ Trung Quốc: Hoan nghênh dự án công nghệ cao, không gây ô nhiễm
Vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Xu hướng này được dự báo còn tiếp tục. Đây là diễn biến tích cực, song cần...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư