Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 30 tháng 04 năm 2024,
Nhật Bản coi Việt Nam là cứ điểm đầu tư quan trọng
N.Đ - 26/02/2014 09:10
 
Xu hướng chuyển hướng đầu tư của Nhật Bản đã ngày càng trở nên rõ ràng hơn, khi thông tin vừa được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, đầu tư từ quốc gia này vào Thái Lan và Trung Quốc trong năm qua đã giảm, trong khi tăng khá mạnh vào ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan). VSIP Bình Dương đón thêm 563 triệu USD vốn FDI >Chủ tịch nước thăm Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Năm 2013, đáng chú ý là trong khi vốn đầu tư mới giảm, nhưng đầu tư mở rộng của các dự án lớn lại tăng. Chẳng hạn, Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn tăng vốn 2,8 tỷ USD, Bridgestone tăng vốn 650 triệu USD…

Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát được JETRO vừa công bố, đó là 70% doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam trả lời rằng, có kế hoạch mở rộng đầu tư ở Việt Nam.

Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn tăng vốn 2,8 tỷ USD

Thực tế cho thấy, sau thảm họa động đất, sóng thần năm 2011, và sau những bất ổn chính trị ở Thái Lan, cũng như sau mối quan hệ không mấy xuôi chèo mát mái của Nhật Bản và Trung Quốc thời gian gần đây, các nhà đầu tư Nhật Bản đã chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài. Xu hướng đầu tư Trung Quốc + 1 và Thái Lan + 1 đã được thiết lập.

Trong xu hướng đó, Việt Nam nổi lên là một trong những địa điểm đầu tư hàng đầu.

“Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tiếp tục coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất quan trọng. Hơn 90% doanh nghiệp đã cho rằng, lý do chính để mở rộng kinh doanh là tăng doanh thu, khả năng tăng trưởng cao và có tiềm năng”, ông Atsusuke Kawada, Trưởng văn phòng đại diện JETRO tại Hà Nội cho biết như vậy khi công bố kết quả khảo sát của cơ quan này về Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương.

Những lợi thế của Việt Nam tiếp tục được nhà đầu tư Nhật Bản phân tích không chỉ nằm ở giá nhân công rẻ, mà còn ở việc Việt Nam tới đây sẽ trở thành một thị trường xuất khẩu tiềm năng sang các nước ASEAN.

Tuy nhiên, nếu nhìn sang các quốc gia bên cạnh, chẳng hạn Indonesia, có thể thấy, quốc gia này đã thu hút được một lượng vốn rất lớn từ Nhật Bản. Chỉ trong 9 tháng đầu năm ngoái, đã có 3,637 tỷ USD vốn đầu tư Nhật Bản vào quốc gia này, tăng mạnh so với con số 2,457 tỷ USD của năm 2012; 1,516 tỷ USD của năm 2011. Và đây là số vốn giải ngân, chứ không phải là vốn đăng ký.

Bên cạnh đó, Malaysia, Singapore, Philippines… cũng đang giành được sự chú ý lớn của nhà đầu tư Nhật Bản. Chưa kể, dù xu hướng giảm đầu tư vào Thái Lan, Trung Quốc là khá rõ ràng, song đây vẫn là hai điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực.

“Việt Nam không phải là cô gái đẹp duy nhất trong khu vực”, ông Daisuke Hiratsuka, Phó Chủ tịch điều hành JETRO đã từng nói như vậy và điều này là đúng nếu nhìn vào xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Trung Quốc, Thái Lan và các quốc gia khác trong ASEAN.

Kết quả khảo sát của JETRO cho thấy, các nhà đầu tư Nhật Bản nhận định rằng, môi trường đầu tư của Việt Nam đang xấu đi. Nếu nhìn vào triển vọng lợi nhuận kinh doanh, thì tỷ lệ doanh nghiệp trả lời “có lãi” ở Việt Nam chỉ là 60%, trong khi ở Thái Lan là 72,4%; Philippines là 70%; Indonesia là 62,4%...

“Việt Nam đã rất nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh những nỗ lực đó chưa đủ mạnh. Cần cải cách mạnh hơn để thu hút đầu tư từ Nhật Bản”, ông Kawada nói.

Liên quan đến vấn đề này, khi bình luận về các kết quả khảo sát của JETRO, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định, đây sẽ là căn cứ để Chính phủ Việt Nam thấy rõ hơn những vấn đề cần giải quyết, nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư.

Mizuho Bank chơi ván bài triệu USD tại Việt Nam, ASEAN
Với động thái thành lập quỹ đầu tư riêng vào thị trường Đông Nam Á, Mizuho Bank (Nhật Bản) đang nhanh chóng thúc đẩy liên minh chiến lược với...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư