-
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Chứng khoán và dầu mỏ lao dốc vì lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu -
Quyết định cắt giảm lãi suất của ECB sẽ trở nên khó khăn hơn -
Ngành sản xuất chế tạo của châu Á có dấu hiệu phục hồi
Nhật Bản đang điều tra xem liệu Google có thỏa thuận với các nhà sản xuất điện thoại thông minh Android để chia sẻ doanh thu liên quan đến quảng cáo tìm kiếm hay không. Ảnh: Reuters |
Động thái trên làm tăng áp lực pháp lý lên "gã khổng lồ" công nghệ Mỹ sau những vụ việc tương tự trước đó ở châu Âu và Mỹ.
Ủy ban Thương mại công bằng Nhật Bản cho biết họ đang điều tra xem liệu Google có thỏa thuận với các nhà sản xuất điện thoại thông minh Android để chia sẻ doanh thu liên quan đến quảng cáo tìm kiếm hay không, trong trường hợp họ không cài đặt công cụ tìm kiếm của đối thủ.
Ủy ban này cũng đang điều tra xem các dịch vụ của Google có được ưu tiên trên các điện thoại Android hay không.
Cơ quan này đang trưng cầu ý kiến của bên thứ ba như một phần của cuộc điều tra sẽ được đưa ra trước ngày 22/11.
Đáp lại, Google cho biết Android là một "nền tảng nguồn mở mang lại sự đa dạng" cho các đối tác và nhà sản xuất thiết bị.
"Độ mở và linh hoạt của nó (Android - BTV) đảm bảo rằng người dùng luôn có quyền lựa chọn tùy chỉnh thiết bị của mình cho phù hợp với nhu cầu, bao gồm cả cách họ duyệt và tìm kiếm trên Internet hoặc tải xuống ứng dụng", người phát ngôn của Google trả lời đài CNBC hôm 22/10.
Android của Google là hệ điều hành di động lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 80% thị phần điện thoại thông minh.
Một số hoạt động kinh doanh của Google liên quan đến Android đã bị các cơ quan quản lý trên toàn thế giới giám sát chặt chẽ trong những năm gần đây. Năm 2018, Liên minh châu Âu (EU) đã phạt Google số tiền kỷ lục 4,34 tỷ EUR (tương đương 4,6 tỷ USD) vì lạm dụng sự thống trị của Android.
EU xác định rằng, Google đã ưu ái một cách không công bằng các dịch vụ của chính họ khi buộc các nhà sản xuất điện thoại thông minh phải cài đặt sẵn các ứng dụng Google Chrome và công cụ tiềm kiếm Search thành một gói trong cửa hàng ứng dụng Google Play.
Một tòa án của Liên minh châu Âu đã giảm nhẹ mức phạt trên vào năm ngoái sau khi Google kháng cáo, nhưng nhìn chung họ đồng tình với kết luận của cơ quan chức năng.
Tại phiên tòa bắt đầu vào tháng trước, Bộ Tư pháp Mỹ đã cáo buộc Google đã vi phạm luật chống độc quyền thông qua các thỏa thuận độc quyền với các nhà sản xuất điện thoại di động và nhà sản xuất trình duyệt để đặt công cụ tìm kiếm của mình làm công cụ tìm kiếm mặc định cho người tiêu dùng. Quá trình tố tụng vẫn đang diễn ra và đây là phiên tòa chống độc quyền công nghệ lớn nhất ở Mỹ trong nhiều thập kỷ qua.
-
Lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào EU vượt qua con số nhập khẩu từ Mỹ -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
Mỹ: Áp lực lạm phát đã giảm, thị trường lao động chậm lại nhưng không bị xấu đi -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Giới nhà giàu Trung Quốc nóng lòng tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài -
Lo chính phủ Anh tăng thuế, các nhà đầu tư cho thuê nhà vội thoát hàng -
Quan chức Fed: Cần hạ lãi suất để giữ thị trường lao động lành mạnh
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”