-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh
![]() |
Năm 2020, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản ước đạt gần 20 tỷ USD. |
Nhận định về khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường chủ lực trong năm 2020, Bộ Công Thương cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 của nước ta với Nhật Bản trong năm 2020 ước đạt 40,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 7,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Là thị trường xuất lớn thứ 6 của Việt Nam, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, châu Âu và ASEAN, xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2016-2020 ước tăng 9,5%, với quy mô xuất khẩu năm 2020 ước đạt 19,9 tỷ USD, tập trung vào các mặt hàng chính yếu như dệt may; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác; hàng thủy sản. .
Nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 ước tăng trung bình năm là 7,7% với quy mô nhập khẩu ước đạt 20,8 tỷ USD vào năm 2020. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác; máy vi tinh, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; sản phẩm từ chất dẻo. Nhập khẩu tăng chủ yếu ở những mặt hàng nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, tương ứng với việc nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục giữ ở mức cao.
![]() |
Thương mại 2 chiều Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2015-2019. |
Những năm qua, Nhật Bản luôn nằm trong nhóm bốn đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với cán cân thương mại giữa hai bên luôn được giữ ở mức khá cân bằng.
Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nên đa phần nhóm hàng chủ lực này của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu bị sự sụt giảm trong 9 tháng qua. Ở chiều ngược lại, trong cùng thời gian này, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản lại tăng nhẹ.
Số liệu xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản 9 tháng qua đạt 14,1 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ, nhập khẩu tăng nhẹ 2,8%, trị giá 14,6 tỷ USD.
Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đạt 39,9 tỷ USD tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,4 tỷ USD, tăng 8,4%, chiếm 7,7% trong tổng xuất khẩu của cả nước. Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 19,5 tỷ USD, tăng 2,5%, chiếm 7,7% trong tổng nhập khẩu của cả nước. Xuất siêu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt trị giá 887,1 triệu USD.
Cần phải nói thêm, năm 2019, với mức xuất siêu gần 900 triệu USD, đồng nghĩa với cán cân thương mại đảo chiều sang xuất siêu từ mức nhập siêu của năm 2018 là 207,2 triệu USD.
-
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng
-
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
SASCO đón vận hội, tiên phong chinh phục -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"