
-
Tăng ưu đãi, giảm thủ tục, lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
-
Ngày 6/5 bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013
-
Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực
-
Việt Nam - Sri Lanka ký Hiệp định hợp tác hải quan thúc đẩy thương mại và đầu tư -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Kazakhstan
![]() |
Quốc hội nghe các báo cáo về kinh tế, ngân sách ngay trong phiên khai mạc. |
Nội dung trên được phản ánh tại báo cảo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội về thu - chi ngân sách, nội dung báo cáo Quốc hội trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, sáng nay 5/5.
Tại Kỳ họp này, Chính phủ trình Quốc hội xử lý một số nhiệm vụ chi phát sinh trong điều hành NSNN năm 2025, trong đó có bổ sung dự toán ngân sách trung ương (NSTW) năm 2025 để chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp, kiện toàn bộ máy.
Cụ thể, Chính phủ trình Quốc hội cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương để điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2024 còn dư chuyển nguồn sang năm 2025 là 15,71 nghìn tỷ đồng để bổ sung dự toán cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện chi trả chế độ, chính sách cho các đối tượng quy định tại các Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ. Bổ sung dự toán thu NSTW năm 2025 là 28,29 nghìn tỷ đồng từ nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của NSTW để bổ sung dự toán chi NSTW năm 2025 để thực hiện chi trả các nhiệm vụ trên.
Giao Chính phủ tổ chức thực hiện khoản kinh phí 44 nghìn tỷ đồng nêu trên theo quy định Luật Ngân sách nhà nước và Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước. Trường hợp sử dụng hết nguồn 44 nghìn tỷ đồng nêu trên mà vẫn phát sinh kinh phí thực hiện, cho phép sử dụng nguồn tích lũy chi cải cách tiền lương của NSTW năm 2024 còn dư để bổ sung cho các địa phương, giao Chính phủ tổ chức thực hiện và báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại kỳ họp gần nhất.
Về kinh phí, đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra nhất trí việc trình Quốc hội xem xét, quyết định bố trí 44 nghìn tỷ đồng nói trên. Còn về việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của NSTW trong trường hợp đối với kinh phí phát sinh lớn hơn 44 nghìn tỷ đồng đã được Quốc hội cho ý kiến Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự toán đối với nhiệm vụ chi này, trường hợp giữa hai kỳ họp Quốc hội, kiến nghị Quốc hội giao UBTVQH xem xét, quyết định.
Trường hợp chưa rõ phương án phân bổ cụ thể, trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền quyết định, giao Chính phủ tổ chức thực hiện theo quy định Luật Ngân sách nhà nước và Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước.
Chính phủ cũng trình Quốc hội xem xét, cho phép chuyển nguồn sang năm 2025 trên số tiền 6.623 tỷ đồng nguồn từ dự toán chi thường xuyên NSTW năm 2024 bố trí tại các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính dẫn báo cáo của Chính phủ, dự kiến NSTW hỗ trợ địa phương thực hiện chính sách miễn học phí khoảng 10 nghìn tỷ đồng, riêng năm 2025 (4 tháng năm học 2025-2026) khoảng 4,5 nghìn tỷ đồng. Đồng thời phát sinh nhu cầu kinh phí thực hiện di dời trụ sở mới, sửa chữa trụ sở, hệ thống hạ tầng thông tin…
Vì vậy,cơ quan thẩm tra nhất trí phương án Chính phủ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép chuyển nguồn sang năm 2025 trên số tiền 6.623 tỷ đồng nguồn từ dự toán chi thường xuyên NSTW năm 2024 bố trí tại các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ bố trí thực hiện nhiệm vụ chi theo đúng mục đích, đối tượng, chế độ, định mức theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Trường hợp kinh phí phát sinh lớn hơn số kinh phí được bố trí, đề nghị sử dụng kinh phí từ dự phòng NSTW và các nguồn kinh phí hợp pháp khác hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế và Tài chính cũng nhất trí về chủ trương bố trí đạt 3% tổng chi NSNN năm 2025 cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 57-NQ/TW và Thông báo số 01-TB/BCĐTW.
Lưu ý trong nhiều năm qua việc sử dụng, giải ngân nguồn NSNN cho khoa học, công nghệ còn chậm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương bám sát định hướng của Nghị quyết số số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, đánh giá khả năng hấp thụ vốn, có giải pháp triển khai kịp thời và chịu trách nhiệm toàn diện về phân bổ, giải ngân, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực, bảo đảm không thất thoát, lãng phí.

-
Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực
-
Tổng thống Sri Lanka khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực chiến lược
-
Quốc hội lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
-
Việt Nam - Sri Lanka ký Hiệp định hợp tác hải quan thúc đẩy thương mại và đầu tư
-
Nhất trí bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Kazakhstan -
Chủ tịch nước Lương Cường đón, hội đàm với Tổng thống Sri Lanka -
Chính thức trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 -
Cử tri lo giá vàng biến động mạnh, khó lường sẽ kéo theo lạm phát -
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Xem xét, sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh -
Đánh giá toàn diện áp lực nợ xấu; ứng phó hiệu quả với nguy cơ thất nghiệp
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới