
-
Chỉ định lãnh đạo tỉnh sau sắp xếp chỉ thực hiện trong năm 2025
-
Bộ Xây dựng ra công điện yêu cầu đảm bảo an toàn trong khai thác các cao tốc
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Sri Lanka
-
Câu chuyện hội nhập của Việt Nam là “dám chơi”, “biết chơi”, “khéo chơi”
-
Tính phương án huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển -
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy
![]() |
Toàn cảnh họp báo. Ảnh: Hạ Vy . |
Việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và nhiệm kỳ HĐND các cấp khoảng 3 tháng sẽ thuận lợi hơn trong kiện toàn bộ máy và nhân sự Nhà nước, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy.
Chiều 4/5, tại họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, báo chí đã đề nghị thông tin thêm về việc tại phiên họp 44 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về sửa luật bầu cử cũng như trình Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cũng như xác định ngày bầu cử sớm.
Trả lời, Phó chủ nhiệm Nguyễn Phương Thủy cho biết, việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đây cũng là vấn đề được đặt ra ở nhiều nhiệm kỳ trước.
Bà Thủy nói, sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng kết thúc, thông thường vào tháng 1 thì công tác bầu cử được tiến hành vào cuối tháng 5, tức có 4 tháng tiến hành các công việc liên quan để bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND và kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước.
“Tuy nhiên, thời gian 4 tháng là khá dài. Thực hiện yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy, hoàn thiện sớm về mặt nhân sự cấp cao Nhà nước, gắn với kiện toàn nhần sự trong Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và nhất trí chủ trương báo cáo Quốc hội việc rút ngắn tầm 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và nhiệm kỳ HĐND các cấp, để làm sao cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND lần tới tiến hành gần nhất có thể sau khi hết thúc Đại hội Đảng toàn quốc. Như thế thuận lợi hơn trong kiện toàn bộ máy và nhân sự Nhà nước”, bà Thủy cho hay.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cũng cho hay, luật bầu cử được nghiên cứu sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các khâu, các bước tiến hành bầu cử, rút ngắn thời gian thực hiện để công tác bầu cử khẩn trương, thuận lợi nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền công dân về bầu cử và ứng cử.
Liên quan đến vấn đề này, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thông tin, dự kiến sẽ trình Quốc hội thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia tại Kỳ họp thứ 9.
Dự kiến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày Chủ nhật (15/3/2026) và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội.
Về công tác chuẩn bị, theo Chủ tịch Quốc hội, tinh thần chung là như bầu cử nhiệm kỳ trước, tuy nhiên, có yêu cầu mới là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bầu cử, trong quản lý danh sách cử tri, niêm yết danh sách ứng cử viên và công bố kết quả bầu cử.
Số lượng đại biểu Quốc hội dự kiến là 500 đại biểu, trong đó tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách ít nhất là 40%. Định hướng chung về cơ cấu: Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) khoảng 10%; Đại biểu tái cử khoảng 30%; đại biểu nữ tỷ lệ ít nhất 35%, đại biểu là người dân tộc thiểu số ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội.
Số lượng đại biểu HĐND, căn cứ vào quy mô dân số từng đơn vị hành chính; thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.
Trường hợp Chủ tịch HĐND cấp tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách thì có 1 Phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách; trường hợp Chủ tịch HĐND là đại biểu hoạt động không chuyên trách thì có 2 Phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách.
Trường hợp Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách thì Ban có 1 Phó trưởng ban hoạt động chuyên trách; trường hợp Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm thì có 2 Phó trưởng ban hoạt động chuyên trách.
Ở cấp xã (gồm xã, phường, đặc khu), cơ cấu đại biểu chuyên trách ở Hội đồng nhân dự kiến là 0 Phó chủ tịch và 2 Phó trưởng Ban.
Định hướng chung về cơ cấu đại biểu HĐND các cấp: Đại biểu là người ngoài Đảng, phấn đấu đạt tỷ lệ không dưới 10% ở từng cấp. Đại biểu trẻ tuổi (dưới 35 tuổi), phấn đấu đạt tỷ lệ không dưới 15%. Đại biểu tái cử, phấn đấu đạt tỷ lệ không dưới 30%; bảo đảm ít nhất 35% người trong danh sách chính thức những người ứng cử là phụ nữ. Bảo đảm tỷ lệ hợp lý là người dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm dân số của từng địa phương.
Về tiêu chuẩn đại biểu, cơ bản như kỳ bầu cử trước, tuy nhiên, có điểm mới là: ưu tiên người có trình độ về khoa học công nghệ; người được đào tạo cơ bản về pháp luật, đặc biệt “phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác”.
-
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV sẽ rút ngắn khoảng 3 tháng -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Sri Lanka -
Câu chuyện hội nhập của Việt Nam là “dám chơi”, “biết chơi”, “khéo chơi” -
Tính phương án huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển -
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy -
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Tinh gọn bộ máy, tăng cường phân quyền -
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nền tảng để giữ gìn bản sắc chính là sự gắn bó cảm xúc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025