Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Nhiều DNNN chỉ bán cổ phần lấy lệ
Mạnh Bôn - 28/10/2014 08:55
 
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Hữu Quang, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ có khả năng hoàn thành, nhưng hoàn thành ở mức độ nào còn phụ thuộc vào sự quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
MobiFone sẽ được 'thăng cấp' lên Tổng công ty Viễn thông
Sắp cổ phần hóa thêm 8 doanh nghiệp y tế
PetroVietnam chỉ giữ 2 công ty 100% vốn Nhà nước
Cổ phần hóa DNNN: Không phải chỉ để thu tiền
Lo cổ phần hóa DNNN không đúng hướng
7 cơ hội lớn cho nhà đầu tư từ cổ phần hóa

Năm nay, nhiều khả năng chỉ CPH được trên 100 doanh nghiệp, tức là còn khoảng 300 doanh nghiệp nữa buộc phải CPH vào năm tới. Ông có tin rằng, tiến trình CPH 432 doanh nghiệp sẽ về đích đúng thời hạn?

  Cổ phần hóa DNNN: Nhiều DNNN chỉ bán cổ phần lấy lệ  
  Ông Nguyễn Hữu Quang, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội  

Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong 9 tháng đầu năm, trong số 432 doanh nghiệp thuộc diện CPH giai đoạn 2014-2015, đã có 368 đơn vị thành lập được ban chỉ đạo, 257 đơn vị đang xác định giá trị doanh nghiệp, 123 đơn vị đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp,;

71 đơn vị đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó có 35 doanh nghiệp đã bán đấu giá cổ phần lần đầu trên sàn giao dịch chứng khoán; thoái vốn đầu tư ngoài ngành 9 tháng đạt 3.500 tỷ đồng, gấp 3,6 lần cả năm 2013.

Với tiến trình CPH và thoái vốn như 9 tháng đầu năm, tôi tin rằng, kết thúc năm 2015 sẽ hoàn thành kế hoạch CPH và thoái vốn theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Tiến trình CPH, thoái vốn 9 tháng đầu năm diễn ra khá chậm. Liệu ông có quá lạc quan?

Tôi nghĩ rằng, tiến trình CPH và thoái vốn diễn ra không chậm, bởi khi bắt tay vào triển khai, phải thực hiện hàng loạt vấn đề, như xây dựng cơ chế, chính sách; xây dựng phương án CPH, thành lập ban chỉ đạo, xác định giá trị doanh nghiệp... Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục ban đầu trước khi tổ chức bán đấu giá cổ phần, nên công việc còn lại không nhiều. Vấn đề còn lại là quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và bản thân mỗi doanh nghiệp.

Vấn đề tôi và các đại biểu Quốc hội quan tâm hiện nay không phải là có hoàn thành mục tiêu CPH hay không, mà chất lượng CPH thế nào?

Ông có thể nói cụ thể hơn?

Nếu chỉ đặt mục tiêu CPH 432 doanh nghiệp về số lượng, thì không có vấn đề gì khó khăn, nhưng chất lượng CPH là vấn đề cần quan tâm. Vấn đề này cũng được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 vừa qua, Thủ tướng yêu cầu nâng cao chất lượng CPH, nghĩa là phải làm sao nâng được chất lượng tái cơ cấu doanh nghiệp; thay đổi cơ bản được quản trị, tổ chức, điều hành doanh nghiệp sau khi chuyển đổi sở hữu.

Muốn vậy, phải giảm tối đa phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nếu bán hết được, thì cố gắng bán hết phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn, không cần nắm giữ cổ phần chi phối.

Vấn đề ở đây không phải bán nhiều thu lại tiền nhiều để đầu tư vào việc khác có hiệu quả hơn, mà tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân khác tham gia quản trị, điều hành doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, chứ nếu chỉ bán 10-20% cổ phần, thì về danh nghĩa, doanh nghiệp vẫn hoàn thành mục tiêu CPH, nhưng về bản chất, tổ chức, hoạt động, quản trị, điều hành, khả năng cạnh tranh, năng suất lao động… của doanh nghiệp này cũng không khác gì trước khi chuyển đổi sở hữu.

Vấn đề là, thị trường tài chính chưa phục hồi, nên dù có muốn thoái toàn bộ vốn, CPH càng nhiều càng tốt cũng rất khó, thưa ông?

Đây không phải là vấn đề cốt lõi, bản chất của việc bán cổ phần chậm, thoái vốn chậm là do rất nhiều doanh nghiệp chỉ muốn bán cổ phần lấy lệ, mang tính đối phó với cơ quan quản lý nhà nước.

Thị trường tài chính chưa phục hồi, nhưng có tiềm lực rất lớn. Vấn đề là, cơ quan quản lý nhà nước có biết khai thác hay không.

Vì sao người dân đem tiền, vàng, ngoại tệ gửi ngân hàng, hoặc cất trữ mà không đầu tư vào cổ phần?

Nhiều doanh nghiệp chỉ bán cổ phần mang tính đối phó, nhà đầu tư không được tham gia điều hành, không có thực quyền quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp, nên không ai muốn bỏ vốn ra để mua cổ phần. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng nếu so với lạm phát vẫn hấp dẫn, nên thay vì bỏ tiền mua cổ phần với tư cách là cổ đông thiểu số, người dân đem tiền gửi nhà băng vì an toàn hơn.

Nếu giải quyết được 2 bài toán trên, thì CPH sẽ đạt mục tiêu cả về số lượng và chất lượng.

Chậm cổ phần hóa sẽ thay người đứng đầu Chậm cổ phần hóa sẽ thay người đứng đầu

(Baodautu.vn) Ông Đặng Văn Long, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Xây dựng) cho biết, ngay từ đầu năm 2014, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã chỉ đạo quyết liệt, tất cả những trường hợp làm chậm tiến trình cổ phần hóa đều xem xét thay đổi vị trí công tác của người đứng đầu.

Dọa thay lãnh đạo, DNNN có chuyển mình? Dọa thay lãnh đạo, DNNN có chuyển mình?

(Baodautu.vn) Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn về kinh tế Việt Nam năm 2014, ông Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đang đặt kỳ vọng vào chuyển biến quyết liệt trong cải cách doanh nghiệp nhà nước ngay từ đầu năm tới trước nhứng áp lực từ cấp cao nhất của Chính phủ.  

Bộ trưởng Thăng: Thay sếp doanh nghiệp không hoàn thành CPH Bộ trưởng Thăng: Thay sếp doanh nghiệp không hoàn thành CPH

(Baodautu.vn) Một trong những nguyên nhân khiến tiến trình CPH bị chậm trễ là ban lãnh đạo doanh nghiệp sợ mất chức khi chuyển đổi sở hữu.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư