-
Đổi mới sáng tạo - Bí quyết dẫn đầu của Suntory PepsiCo Việt Nam -
Giữ chân khách hàng cũ - biện pháp “tăng thu, giảm chi” hiệu quả -
Thương nhân đầu mối phải báo cáo định kỳ về triển khai kinh doanh xăng E5RON92 -
Tăng thuế xuất khẩu thêm 5% với 13 mặt hàng từ đầu năm 2025 -
AMATA City Long Thành: Kết nối hoàn hảo, phát triển bền vững - biểu tượng của tương lai -
SOL E&C - “Tổng thầu renovation” cho loạt dự án nhà máy FDI chất lượng cao
Haprosimex dù đã nằm trong diện cổ phần hóa giai đoạn 2012-2015 theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng vẫn được UBND TP.Hà Nội chuyển sang giai đoạn sau năm 2015 |
Trong số này, 61 doanh nghiệp nhà nước của các địa phương, 12 doanh nghiệp thuộc các tập đoàn kinh tế và tổng công ty.
Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương có nhiều doanh nghiệp muốn thực hiện sắp xếp lại sau năm 2015 nhất. Thậm chí, Công ty TNHH một thành viên Haprosimex dù đã nằm trong diện cổ phần hóa giai đoạn 2012-2015 theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng vẫn được UBND TP.Hà Nội chuyển sang giai đoạn sau năm 2015.
Đặc biệt, đây cũng là 2 địa phương muốn giữ 100% vốn nhà nước tại các doanh nghiệp quản lý và kinh doanh nhà, khai thác điểm đổ xe, công nghiệp, dịch vụ khác.
Theo quy định của Quyết định 14/2011/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thuộc diện phải cổ phần hóa.
Đây là các con số do Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp từ các bộ Giao thông - Vận tải, Y tế, Công an; các tỉnh gồm Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Đồng Nai, Thanh Hóa, TP.HCM, Nghệ An, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu; các tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Cao su Việt Nam, Điện lực Việt Nam, Viễn thông Quân đội, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, các chuyên gia khảo sát cho rằng, đa phần các doanh nghiệp này có vị trí đắc địa hoặc đóng góp nhiều cho ngân sách. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế và thị trường chứng khoán khó khăn cũng tác động lớn đến tốc độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
Theo các báo cáo này, tổng số doanh nghiệp thuộc diện chuyển đổi, cổ phần hóa, thoái vốn là 909 doanh nghiệp, chiếm khoảng 73%. Tuy nhiên, đến nay, trong số này mới có 5 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn tại 62 doanh nghiệp.
Tính chung tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng cho thấy tốc độ khá chậm. Từ năm 2012 đến tháng 3/2013 mới cổ phần hóa được 16 doanh nghiệp, sáp nhập 5 doanh nghiệp, bán 3 doanh nghiệp và chuyển thành công ty TNHH một thành viên 3 doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong 3 tháng đầu năm 2013, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý chưa thực hiện sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp trực thuộc.
Khánh An
-
Thương nhân đầu mối phải báo cáo định kỳ về triển khai kinh doanh xăng E5RON92 -
Tăng thuế xuất khẩu thêm 5% với 13 mặt hàng từ đầu năm 2025 -
AMATA City Long Thành: Kết nối hoàn hảo, phát triển bền vững - biểu tượng của tương lai -
Xi măng Xuân Thành lần thứ 4 được vinh danh giải thưởng Sao Vàng đất Việt -
SOL E&C - “Tổng thầu renovation” cho loạt dự án nhà máy FDI chất lượng cao -
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tháp điện gió nhập khẩu trong 5 năm -
Ngành điện sắp có hành lang pháp lý thông thoáng hơn
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion