-
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất -
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung -
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng -
Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan -
Thúc đẩy các công trình hạ tầng quy mô lớn, hình thành trung tâm logistics xứng tầm -
Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng
“Mở nút” từ mỏ khí Kèn Bầu
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng vừa có cuộc làm việc với ông Alessandro Gelmetti, Giám đốc điều hành Công ty Năng lượng ENI Việt Nam để thảo luận cơ hội hợp tác phát triển các dự án năng lượng khí tại Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh này.
Ông Võ Văn Hưng cũng nhấn mạnh việc Quảng Trị và Công ty Năng lượng ENI Việt Nam có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện và hiệu quả. “UBND tỉnh cam kết sẽ chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin, cập nhật tình hình và hỗ trợ ENI trong quá trình triển khai các công việc liên quan”, ông Hưng cho hay.
Tại cuộc làm việc trực tiếp này, ông Alessandro Gelmetti đánh giá cao các hoạt động xúc tiến hợp tác thực tế, hiệu quả giữa tỉnh Quảng Trị và Công ty trong thời gian qua và đặt vấn đề đến làm việc tại Quảng Trị vào tháng 4/2022 để ký kết khung thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh và Công ty trong việc triển khai dự án trồng rừng để giảm phát thải khí carbon. Đây được xem là bước khởi đầu cho sự hợp tác giữa hai bên.
Theo ông Võ Văn Hưng, việc ENI Việt Nam muốn phát triển các dự án năng lượng khí tại Quảng Trị không chỉ là mong muốn của địa phương; mà doanh nghiệp này đã “bắt tay” vào việc khảo sát, thăm dò 2 giếng trên thềm lục địa Việt Nam, cách tỉnh Quảng Trị khoảng 70 km và phát hiện trữ lượng sơ bộ rất tiềm năng. Năm 2021, ENI Việt Nam và đối tác đang trong quá trình thẩm lượng tổng thể mỏ Kèn Bầu làm cơ sở cho kế hoạch cung cấp khí tự nhiên, phát triển các dự án năng lượng tại Việt Nam.
Mới đây, tại sự kiện “Gặp gỡ Quảng Trị” (ngày 26/3) tại TP.HCM, Chủ tịch Võ Văn Hưng nhấn mạnh, theo chủ trương của Chính phủ, Quảng Trị sẽ trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung và cả nước trên cơ sở tiềm năng các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng khí tiềm năng từ mỏ Báo Vàng, mỏ Kèn Bầu.
Đầu tư dự án điện gió 3 tỷ USD
Trong một diễn biến liên quan, ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, ông vừa có buổi làm việc với Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (Intracom) để thống nhất địa điểm tổ chức khảo sát, lập hồ sơ xin bổ sung quy hoạch Dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Intracom - Quảng Trị.
Dự án điện gió ngoài khơi Intracom - Quảng Trị có quy mô công suất 1.000 MW, diện tích nghiên cứu 22.000 ha, diện tích chiếm mặt biển có thời hạn (bố trí trụ tua-bin) 350 ha, diện tích chiếm đất tạm thời 5 ha. Công suất tua-bin 6,25 MW, với tổng mức đầu tư khoảng 72.000 tỷ đồng.
Qua khảo sát bước đầu khu vực nghiên cứu dự án không chồng lấn vào vùng biển an ninh, quốc phòng, không chồng chéo khu vực nuôi trồng thủy sản của ngư dân và quy hoạch cảng Mỹ Thủy.
Hai phương án đấu nối điện gió ngoài khơi Intracom - Quảng Trị vào lưới điện quốc gia đã được nhà đầu tư đề xuất: đấu nối chuyển tiếp trên đường dây 500 kV Vũng Áng đi Đà Nẵng, hoặc đấu nối chuyển tiếp trên đường dây 500 kV Quảng Trạch đi Dốc Sỏi...
“Trước mắt, UBND tỉnh giao Sở Công thương làm cơ quan đầu mối hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ liên quan, dự thảo văn bản của UBND tỉnh gửi Chính phủ, Bộ Công thương xin bổ sung vào Quy hoạch Điện VIII trong thời gian sớm nhất”, ông Đồng cho hay.
Là một nhà đầu tư đang ngỏ ý muốn hợp tác toàn diện với Quảng Trị, ông Victor Lim, Giám đốc QTIP (Liên doanh các nhà đầu tư VSIP - Amata - Sumitomo) khuyến nghị: “Quảng Trị nên tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và gia tăng các ưu đãi hấp dẫn hơn về thuế để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Đặc biệt, cần có sự đồng hành và hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền địa phương để hỗ trợ nhà đầu tư”.
Cũng trong tháng 3/2022, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cho biết mong muốn đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển, cảng nước sâu, xây dựng nhà máy thép và sản phẩm sau thép và một số sản phẩm thế mạnh của Hòa Phát tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
“Địa phương sẽ làm hết sức để tạo cơ hội cho các ‘sếu đầu đàn’ về Quảng Trị. Phải có những dự án động lực thì kinh tế địa phương mới phát huy xứng tầm được”, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cho biết.
-
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung -
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng -
Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan -
Thúc đẩy các công trình hạ tầng quy mô lớn, hình thành trung tâm logistics xứng tầm
-
Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng -
Đưa ngành logistics phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh -
TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro -
Tăng tốc thi công Dự án Vành đai 3 - TP.HCM -
Đà Nẵng đầu tư cải tạo, nâng cấp loạt tuyến đường nội thị -
Hà Nội thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực tại Nam Phi -
Khánh Hòa chuyển hơn 26 ha đất trồng lúa để đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Diên Thọ
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm
- Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam và nỗ lực không ngừng trên chặng đường phát triển bền vững