Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 04 tháng 05 năm 2024,
Nhiều mặt hàng sẽ bị “sờ gáy” khi xuất khẩu
Chí Tín - 28/07/2014 12:18
 
() Theo Công văn 10024/BTC-TCT do Bội Tài chính vừa ban hành, các cơ quan thuế và hải quan sẽ phải thực hiện kiểm tra trước hoàn thuế đối với một số đối tượng xuất khẩu hàng hóa qua biên giới đất liền.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Samsung Thái Nguyên đã xuất khẩu được 2 tỷ USD
Công nghiệp ô tô Việt nhắm đích xuất khẩu 20.000 xe
Trung Quốc ra thông báo trả đũa nông sản Việt Nam
Samsung Việt Nam đặt hàng 100 DN làm nguyên phụ liệu
Cần làm gì để xuất khẩu sang Nga thành công?

Đó là các doanh nghiệp giao dịch với thương nhân nước ngoài có mang tiền mặt qua cửa khẩu để thanh toán hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

Doanh nghiệp thuộc luồng đỏ, thuộc loại phải giám sát, rủi ro cao về thuế; và các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng có rủi ro như điện thoại di động, thiết bị điện tử, phân bón, hóa chất, vải, vật liệu xây dựng, rượu, bia, thuốc lá, đường, gạo…

  Nhiều mặt hàng sẽ bị “sờ gáy” khi xuất khẩu  
  Gạo là một trong những mặt hàng có rủi ro cao trong gian lận hoàn thuế VAT khi xuất khẩu  

Những mặt hàng trên sẽ được kiểm tra thực tế 100%, có xác nhận “thực xuất” trên tờ khai xuất khẩu, được cán bộ hải quan ký tên, đóng dấu, ghi rõ ngày, tháng, năm vào tờ khai xuất khẩu.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra giấy phép, hạn ngạch, điều kiện, tiêu chuẩn hàng hóa… trước khi quyết định thông quan.

Ngoài kiếm soát hàng hóa, cơ quan hải quan cũng sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát tiền tệ.

Cụ thể, lượng tiền mặt là đồng Việt Nam, đồng tiền nước láng giềng và ngoại tệ tự do chuyển đổi mà người nhập cảnh mang vào Việt Nam để thanh toán tiền hàng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ được mang qua cửa khẩu quốc tế.

Ngoài ra, người nhập cảnh phải kê khai rõ số tiền mang theo là tiền thanh toán cụ thể đối với từng hợp đồng mua bán hàng hóa và tờ khai xuất khẩu hàng hóa; đồng thời xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, tờ khai xuất khẩu để công chức Hải quan kiểm tra, đối chiếu.

Trường hợp người nhập cảnh không phải là đại diện doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp ký hợp đồng mua bán với doanh nghiệp Việt Nam thì phải có giấy ủy quyền (bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh, cùng với bản chính bằng tiếng của nước có đường biên giới cửa khẩu tiếp giáp).

Giấy ủy quyền này chỉ áp dụng cho một lần mang tiền vào Việt Nam và phải ghi rõ số lượng tiền mang vào theo hợp đồng mua bán cụ thể.

Hàng ngày, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia thực hiện cập nhật, lưu trữ vào sổ hoặc máy tính (theo dõi số lượng tiền mặt mang qua cửa khẩu vào Việt Nam) để báo cáo (khi có yêu cầu) của cơ quan chức năng liên quan tình hình tiền mặt mà thương nhân nước ngoài mang qua cửa khẩu biên giới.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư