Thứ Hai, Ngày 07 tháng 04 năm 2025,
Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
Thùy Vinh - 06/04/2025 08:33
 
Bên cạnh chia cổ tức bằng cổ phiếu ở mức cao 25-30% nhằm tăng vốn, nhiều ngân hàng còn chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, với tỷ lệ lên đến 25%.

LPBank vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 với nhiều nội dung quan trọng như chia cổ tức tiền mặt, kế hoạch kinh doanh năm 2025, thành lập công ty con về quản lý tài sản... Một trong những nội dung đáng chú ý được trình tại đại hội là kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 25%, mức cổ tức tiền mặt cao nhất trong các ngân hàng hiện nay.

Số lợi nhuận LPBank dùng để chia cổ tức là 7.468 tỷ đồng. Trước đó ĐHĐCĐ năm 2024 ban đầu thông qua kế hoạch phát hành 800 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và sẽ không trả cổ tức trong 3 năm nhằm tăng cường năng lực tài chínhTuy nhiên, tới tháng 11/2024, ĐHĐCĐ bất thường đã bỏ phương án này và chuyển thành phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 16,8%, tăng vốn điều lệ lên 29.873 tỷ đồng. 

Những ngân hàng chia cổ tức tiền mặt năm nay 

Trong năm 2025, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 14.868 tỷ đồng, tăng 22,2% so với năm 2024. Đây cũng là năm bản lề mở đầu cho lộ trình chiến lược 2025-2028 của LPBank.

Tương tự, OCB cũng vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 với tờ trình về kế hoạch kinh doanh, tăng vốn điều lệ, phân phối lợi nhuận, bầu cử thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2025-2030.

OCB đặt ra mục tiêu tổng tài sản đến cuối năm 2025 đạt 316.779 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Tổng huy động thị trường 1 đạt 218.842 tỷ đồng, tăng 14%; trong khi tổng dư nợ thị trường 1 đạt 208.472 tỷ đồng, tăng 16%. Ngân hàng dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 5.338 tỷ đồng, tăng 33% so với kết quả 2024. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%. 

Năm 2024, lợi nhuận trước thuế của OCB hơn 4.006 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế và trích lập các quỹ, cộng với lợi nhuận còn lại các năm trước, lợi nhuận còn lại gần 3.706 tỷ đồng. OCB dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 7% vốn điều lệ, tương đương số tiền 1.726 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận Ngân hàng còn lại sau khi trả cổ tức tiền mặt là gần 1.980 tỷ đồng.

Đồng thời, OCB dự kiến phát hành gần 197,3 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 8%) để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu. Nguồn vốn sử dụng từ vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2024, xác định theo báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2024 đã được kiểm toán, sau khi trích lập các quỹ theo quy định. Thời gian thực hiện trong năm 2025, ngay sau khi được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của OCB sẽ tăng từ 24.658 tỷ đồng lên 26.631 tỷ đồng. Số vốn tăng thêm OCB dự kiến dùng để đầu tư công nghệ thông tin, nâng cấp tài sản, xây dựng cơ bản, bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư và cho vay.

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của VIB diễn ra ngày 27/3/2025 thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 7% vốn điều lệ (vốn điều lệ tại ngày 31/12/2024 là 29.791 tỷ đồng), ước tính số tiền để chi trả cổ tức là hơn 2.085 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VIB sẽ phát hành gần 417,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ 14%, đưa vốn điều lệ tăng thêm gần 4.171 tỷ đồng và phát hành 7,8 triệu cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên, tương ứng tỷ lệ 0,26%, giúp vốn điều lệ tăng thêm 78 tỷ đồng. Tổng cộng, sau khi hoàn thành hai cấu phần trên, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng từ hơn 29.791 tỷ đồng lên hơn 34.040 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng vốn là 14,26%.

ACB tiếp tục trình cổ đông thông qua phương án trả cổ tức 25% bằng cả tiền mặt và cổ phiếu tại kỳ đại hội thường niên diễn ra trong tháng 4/2025. Trong đó, ACB sẽ chi ra khoảng 4.466 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt và tỷ lệ cổ tức 15% bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ trong năm nay.

Ban lãnh đạo HDBank cũng hé lộ kế hoạch trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ tối đa là 30% vốn điều lệ, trong đó bao gồm cổ tức tiền mặt tối đa 15%. Kế hoạch chi tiết sẽ được trình tại Đại hội đồng cổ đông vào ngày 24/4 tới đây.

Năm 2024, Techcombank đã chi gần 5.300 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông, sau 10 năm liên tiếp giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng kinh doanh. Lãnh đạo Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức bằng tiền mặt một cách bền vững và dài hạn, dự kiến mức chi trả cổ tức hàng năm bằng tiền mặt ít nhất 20%/tổng lợi nhuận.

MB liên tiếp trả cổ tức tiền mặt trong hai năm gần đây và nhiều khả năng sẽ tiếp tục áp dụng phương án trả cổ tức bằng cả tiền mặt và cổ phiếu trong năm 2025. Trong năm 2024 và 2023, MB đã dành lần lượt 2.653 tỷ đồng và 2.267 tỷ đồng để chia cổ tức tiền mặt theo tỷ lệ 5%, tương ứng mỗi cổ phiếu được nhận 500 đồng.

Trong khi đó, VPBank cũng có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt trong 5 năm liên tiếp. Trong năm 2024, Ngân hàng đã sử dụng 7.934 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt, tương ứng tỷ lệ 10%.

Có thể thấy, làn sóng chia cổ tức tiền mặt bắt đầu quay lại hai năm gần đây khi chủ trương hạn chế chia cổ tức tiền mặt từ Ngân hàng Nhà nước được gỡ bỏ, để các nhà băng có nguồn lực giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp giai đoạn ba năm Covid-19.

Trướ đó, trong năm 2024, có 9 ngân hàng đã trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông là VIB, ACB, HDBank, MB, VPBank, Techcombank, Eximbank, SHB, TPBank. Tổng số tiền các ngân hàng dùng để trả cổ tức tiền mặt trong năm 2024 ước tính vào khoảng 30.000 tỷ đồng. Con số này cao hơn hẳn so với năm 2023 về cả số lượng ngân hàng và quy mô chi trả cổ tức tiền mặt.

Không chia cổ tức, ngân hàng tích của
Do đang trong quá trình tái cơ cấu và đẩy mạnh xử lý nợ xấu, lợi nhuận thu về chủ yếu để trích lập dự phòng, nên không ít ngân hàng vẫn nói...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư