Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Nhiều ngân hàng vẫn chưa vội vàng niêm yết
Thùy Vinh - 06/03/2015 15:50
 
Mặc dù NHNN không ít lần hối thúc các ngân hàng TMCP đại chúng sớm niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, nhằm minh bạch hơn hoạt động, nhưng xem ra vẫn chưa mấy nhà băng mặn mà với vấn đề này. Tuy nhiên, theo lãnh đạo NHNN, trong giai đoạn cuối quá trình tái cơ cấu, việc yêu cầu các NHTM niêm yết sẽ được đẩy mạnh.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bắt đầu cuộc hồi sinh các ngân hàng "xác sống"
Ngân hàng cổ phần lần thứ 3 bị "thúc" lên sàn
Ngân hàng lo niêm yết mất nhiều hơn được

Sẽ phải lên sàn

Theo yêu cầu của NHNN, các ngân hàng cổ phần đại chúng phải đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán tập trung, giao dịch công khai minh bạch, nhằm hạn chế, khắc phục sở hữu chéo. Bởi nguyên nhân chính khiến cho hệ thống ngân hàng bị lũng đoạn, chao đảo như thời gian qua một phần do sở hữu chéo và không loại trừ cổ đông dùng tiền “ảo” mua cổ phiếu. Vì thế, theo nhận định của TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách, tài chính tiền tệ quốc gia, phải có cách giải quyết mạnh bằng các văn bản pháp quy, ngăn chặn việc rút vốn của cổ đông lớn bằng luật pháp.

Để hối thúc 25 ngân hàng TMCP đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình vừa có văn bản số 657/NHNN-TTGSNH về việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK của các ngân hàng TMCP. Theo đó, Thống đốc NHNN yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tiếp tục đôn đốc các ngân hàng TMCP đặt trụ sở chính trên địa bàn chưa niêm yết cổ phiếu hoàn thiện kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên TTCK. Đồng thời, các NHNN tỉnh, thành phố theo dõi, giám sát việc triển khai kế hoạch niêm yết cổ phiếu của các đơn vị trên địa bàn; kịp thời báo cáo và đề xuất Thống đốc NHNN các biện pháp, để nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của hệ thống các TCTD theo chủ trương trên.

Đây không phải lần đầu tiên NHNN đưa ra yêu cầu niêm yết cổ phiếu đối với các NHTM. Trước đó, cuối năm 2013, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) và NHNN cũng đã hối thúc các ngân hàng cổ phần đại chúng lên sàn để tăng cường kiểm soát và hạn chế dần tình trạng sở hữu chéo. Đến tháng 7/2014, NHNN và UBCK nhắc lại chủ trương trên và đưa ra lộ trình trong năm 2015, yêu cầu tất cả NHTM phải lên niêm yết

Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng cuối năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã chỉ đạo các ngân hàng TMCP phải lên sàn chứng khoán, giao dịch công khai, minh bạch, nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo.

Trên thực tế thời gian qua, tình trạng sở hữu chéo đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngân hàng, kéo theo hệ lụy nợ xấu. Việc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán sẽ dần loại bỏ được tình trạng này, nên cần thiết hối thúc các ngân hàng lên niêm yết. Tuy nhiên, thực tế đã có nhiều nhà băng lên kế hoạch, thậm chí được ĐHCĐ thông qua, nhưng đến nay các kế hoạch này vẫn bất động. 

Hồ sơ niêm yết Nam A Bank đã chuẩn bị gửi HOSE

Hồ sơ niêm yết Nam A Bank đã chuẩn bị gửi HOSE

Niêm yết có vội?

Theo lãnh đạo nhiều ngân hàng, niêm yết cổ phiếu trong bối cảnh hiện nay là bất lợi. Thực tế, không ít kế hoạch niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng đại chúng đã được xây dựng từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Nguyên nhân được đưa ra là do thị trường không thuận lợi, cổ phiếu có thanh khoản thấp trong khi thị giá ở mức thấp. Vì thế, các nhà băng muốn chuẩn bị nội lực tốt, tăng năng lực tài chính, để khi điều kiện thị trường thuận lợi đưa cổ phiếu lên sàn, nhằm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, kỳ vọng này cũng khó hiện thực được khi kế hoạch tăng vốn của nhiều ngân hàng vẫn chỉ nằm trong kế hoạch qua nhiều năm.

Southern Bank, NamA Bank, HDBank đã có kế hoạch niêm yết trên HOSE cách đây vài năm, nhưng đến nay, Southern Bank vẫn chưa thể thực hiện kế hoạch này. Với HDBank, HĐQT nhà băng này cho biết, sẽ niêm yết khi chứng khoán hồi phục hơn. HDBank muốn thu hút vốn ngoại trước khi lên sàn chứng khoán tập trung. Theo một nguồn tin cho biết, HDBank đang trong quá trình đàm phán bán tối đa 30% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, châu Âu… để nâng cao năng lực, sức cạnh tranh.

Theo lãnh đạo DongA Bank, niêm yết là điều kiện cần để minh bạch thông tin và tạo tính hấp dẫn cho cổ phiếu DAB của Ngân hàng và kế hoạch này đã được ĐHCĐ Ngân hàng thông qua các năm trước. Tuy nhiên, DongA Bank đã hoãn kế hoạch niêm yết vô thời hạn và cho biết, chỉ niêm yết khi điều kiện thị trường thuận lợi để tránh thiệt hại cho cổ đông, nhất là với cổ đông nhỏ.

Với Nam A Bank, lãnh đạo nhà băng này cho biết, Ngân hàng đã đáp ứng đủ điều kiện lên sàn và đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, dự kiến thời gian niêm yết chậm nhất là tháng 6/2015.

“Hồ sơ niêm yết Nam A Bank đã chuẩn bị gửi HOSE. Việc niêm yết trên TTCK với những quy định chặt chẽ về quản trị doanh nghiệp và công bố thông tin sẽ giúp Nam A Bank hoạt động minh bạch hơn, tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu cũng như mở ra cơ hội đầu tư, gia tăng cổ tức cho các cổ đông”, ông Trần Ngô Phúc Vũ, Tổng giám đốc Nam A Bank cho biết.

Lãnh đạo OCB cũng cho rằng, không phải đến thời điểm này mà từ 2 năm trước, kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn đã được HĐQT, Ban điều hành OCB cân nhắc, nhằm minh bạch trong hoạt động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, do thị trường tài chính gặp khó khăn, Ngân hàng đang tự tái cơ cấu nên kế hoạch này vẫn chưa thực hiện được.

Đối với SCB, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB cho hay, sau khi kết thúc giai đoạn tái cơ cấu, năng lực SCB được củng cố sẽ gọi vốn ngoại, nâng cao năng lực tài chính, trước khi sớm đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán tập trung.

Hiện cả 2 sàn chứng khoán có gần chục ngân hàng niêm yết là VCB, CTG, ACB, EIB, STB, SHB, MBB, BID - đều là cổ phiếu của những ngân hàng nằm trong top có kết quả hoạt động kinh doanh khả quan, nhưng cũng không dễ thu hút được nhà đầu tư rót vốn. Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến nhiều nhà băng còn nấn ná trong việc đưa cổ phiếu lên niêm yết.

Hối thúc ngân hàng lên sàn chứng khoán

() Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có Văn bản số 657/NHNN-TTGSNH về việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần.

"Liều doping" để các ngân hàng sớm lên sàn

Tổng giám đốc Ngân hàng OCB Nguyễn Đình Tùng cho biết, việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại khẩn trương lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là định hướng đúng đắn của cơ quan quản lý, giúp tăng sự minh bạch của hệ thống ngân hàng.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư