-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 5/2/2025 -
Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt được giao lãi 7 tỷ đồng trong năm 2025 -
Vietjet đạt hiệu quả kinh doanh năm 2024 cao nhất từ sau đại dịch Covid-19 -
Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam: Ngành F&B tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình đầy hứa hẹn -
Sản lượng vận tải trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tăng cao kỷ lục -
Viettel Post đề xuất đầu tư 2 nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Theo Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam, những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và đạt được sự tăng trưởng ổn định. Đặc biệt nhờ chi phí lao động cạnh tranh và các chính sách ưu đãi, Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, trong đó có dệt may.
Tiếp nối thành công của “Diễn đàn Dệt May Việt Nam 2015” tại Sofitel Hà Nội vào ngày 25-27/6/2015, Diễn đàn Dệt May Việt Nam 2016 được tổ chức sẽ quy tụ những nhà sản xuất dệt may lớn đến từ trong nước và quốc tế. Đây là một chương trình nằm trong chuỗi sự kiện tương tự được tổ chức thường niên tại Trung Quốc và Việt Nam.
Ngành dệt may Việt Nam hiện là đối tượng cạnh tranh của nhiều quốc gia sản xuất, xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới. |
Với đà phát triển mạnh mẽ, dệt may đã trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, đem lại nguồn thu ngoại tệ to lớn và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Với việc thực hiện ký kết các hiệp định TPP, EVFTA, RCEP…, Việt Nam đang và sẽ được hưởng các ưu đãi thương mại tốt nhất mà chưa quốc gia nào có được. Vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao đáng kể và hứa hẹn sẽ đạt được tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Tham gia Diễn đàn là diễn giả cao cấp từ các Tập đoàn, thương hiệu thời trang toàn cầu như PVH Group, New Balance, New Wide Group, H&M, Dyecoo… và các chuyên gia kinh tế hàng đầu, cũng như các chuyên gia đầu ngành về dệt may, lao động, môi trường,…
Diễn đàn sẽ cập nhật thông tin, chia sẻ kiến thức về tình hình dệt may trong nước và quốc tế; các tiêu chuẩn môi trường của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam; quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ thích ứng được với những thay đổi của ngành công nghiệp dệt may châu Á; sản xuất tinh gọn và kỹ thuật dệt may sáng tạo cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may,…
Bên cạnh đó, Diễn đàn này cũng sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp tham gia giao lưu, kết nối, khởi tạo cơ hội kinh doanh.
Năm 2015, ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 27 tỷ USD. Mục tiêu của ngành trong năm 2016 sẽ xuất khẩu 31 tỷ USD. Với quy mô sản xuất ngày một gia tăng, dệt may Việt Nam đang là đối tượng cạnh tranh của nhiều quốc gia sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới.
-
Vietjet đạt hiệu quả kinh doanh năm 2024 cao nhất từ sau đại dịch Covid-19 -
Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam: Ngành F&B tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình đầy hứa hẹn -
Sản lượng vận tải trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tăng cao kỷ lục -
Viettel Post đề xuất đầu tư 2 nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Bảo vệ hàng Việt xuất khẩu trước "làn sóng" phòng vệ thương mại -
Kỳ tích xuất khẩu hơn 400 tỷ USD và dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế -
Xuất khẩu sang EU tăng thêm 8 tỷ USD nhờ sự bứt phá của một nhóm hàng lớn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024