
-
MobiFone đạt 2,5 triệu thuê bao 5G
-
Hoàn thiện pháp luật về dữ liệu cá nhân
-
Ứng dụng thiết bị đo lường và phân tích tâm lý con người
-
VNPT tăng cường trạm phát sóng lưu động cho chuỗi sự kiện lớn của đất nước
-
Sáng tạo nội dung số để lan tỏa tinh thần “Yêu nước theo cách của bạn” -
iPhone 17 Pro Max dày hơn để có pin khủng, có thể đổi tên thành Ultra
Viện Công nghệ vũ trụ Việt Nam cho biết, tính đến thời điểm này, việc căn chỉnh vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam trong quỹ đạo đang được thực hiện rất thuận lợi.
Sau khi phóng vệ tinh viễn thám vào quỹ đạo, sẽ có 2 yếu tố chính cần căn chỉnh là quỹ đạo và hệ thống quang học. Toàn bộ quá trình căn chỉnh vệ tinh dự kiến kéo dài trong 3 tháng và do các chuyên gia của nhà sản xuất vệ tinh là Astrium (Liên minh Châu Âu) thực hiện.
Trao đổi với phóng viên, TS. Bùi Trọng Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ vũ trụ, Trưởng Ban quản lý Dự án vệ tinh nhỏ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định, đến 18/5, việc căn chỉnh quỹ đạo của vệ tinh VNREDSat-1 đã hoàn thành.
“Vệ tinh hoàn toàn có thể được điều khiển để chụp ảnh bất cứ khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam và các khu vực trên trái đất”, ông Tuyên nói.
Ảnh Thành phố Huế do vệ tinh VNREDSat-1 chụp ngày 13/5 (chụp lại từ màn hình).
Ảnh: VGP/Xuân Tuyến
Ông Tuyên cho biết, việc hiệu chỉnh hệ thống quang học trên vệ tinh sẽ mất nhiều thời gian hơn. Trong những ngày qua, các chuyên gia đã rất tích cực thực hiện và đạt kết quả tích cực.
“Hiện tại, hệ thống quang học đang được điều khiển theo chế độ manual (có sự can thiệp của con người). Sau khi quá trình hiệu chỉnh hoàn thiện, hệ thống quang học có thể hoạt động hoàn toàn tự động”, ông Tuyên cho biết.
Như vậy, chất lượng ảnh chụp của vệ tinh VNREDSat-1 đã gần như hoàn thiện, khác chăng là vẫn cần có sự can thiệp của con người để hệ thống quang học trên vệ tinh chụp được ảnh chất lượng cao nhất.
Đương nhiên, để chụp được một tấm ảnh hoàn hảo từ vệ tinh, còn phải tính đến các yếu tố khác như mây, điều kiện thời tiết cụ thể tại thời điểm chụp.
Toàn cảnh Thành phố Melbourne, Australia, do vệ tinh VNREDSat-1 chụp ngày 9/5 (chụp lại từ màn hình).
Ảnh: VGP/Xuân Tuyến
Chẳng hạn như trong hai tấm ảnh chụp Thành phố Huế và Thành phố Melbourne (Australia) trong điều kiện quang mây, có thể nhìn rõ đường phố, xe cộ đi lại trên đường. Trong ảnh gốc do vệ tinh gửi về, bằng phần mềm chuyên dụng, các chuyên gia còn có thể quan sát được những chi tiết nhỏ hơn nữa trên mặt đất. Ông Tuyên khẳng định đây là những tấm ảnh vệ tinh đạt chất lượng hoàn thiện.
Theo thông tin từ nhà sản xuất vệ tinh Astrium, vệ hệ thống quang học của vệ tinh VNREDSat-1 là hiện đại nhất hiện nay.
Xuân Tuyến
Theo VGP News
-
Yêu cầu doanh nghiệp không để nghẽn mạng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 -
VNPT tăng cường trạm phát sóng lưu động cho chuỗi sự kiện lớn của đất nước -
Sáng tạo nội dung số để lan tỏa tinh thần “Yêu nước theo cách của bạn” -
iPhone 17 Pro Max dày hơn để có pin khủng, có thể đổi tên thành Ultra -
Việt Nam nhắm đích thu 2,42 tỷ USD từ ngành game -
Tăng nặng xử phạt với hành vi quảng cáo sai sự thật -
Người dùng sắp có thể mua sắm trực tiếp qua ChatGPT
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang