
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
Đây là một trong những thông điệp chính của Diễn đàn Kết nối giao thương Việt - Nhật, do Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật tại TP.HCM (JBAH) và Câu lạc bộ CEO TP.HCM tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM.
Tại Diễn đàn, ông Masaki Yamashita, Giám đốc Ngân hàng Tokyo - Mitsubishi UFJ tại TP.HCM, đồng thời là Phó chủ tịch JBAH nhận xét, khi đối diện ngọn núi cao và ngọn núi thấp, doanh nghiệp Việt Nam sẽ chọn ngọn núi thấp để leo trước, nhưng ngược lại, các công ty Nhật sẽ chọn ngọn núi cao, dù khó khăn và cần nhiều thời gian hơn. Lý do là, trèo núi cao sẽ thu được nhiều lợi ích hơn.
![]() | ||
Làm ăn với các công ty Nhật Bản, phải hiểu rõ nhu cầu, cũng như văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Nhật (Ảnh minh họa) |
Trong kinh doanh cũng vậy, người Nhật có tầm nhìn dài hạn, làm ăn bài bản, thận trọng và chắc chắn, trong khi người Việt thường chọn những công việc cho kết quả ngay trước mắt, mà không nhìn dài hạn.
“Khác biệt luôn tồn tại và làm ăn luôn nảy sinh các vấn đề, nên điều quan trọng là hai bên phải cùng suy nghĩ về đối tác, nghĩ về hợp tác đôi bên cùng có lợi, thì công việc mới thuận lợi”, ông Yamashita nói.
Bà Đặng Minh Phương, Chủ tịch Câu lạc bộ CEO TP.HCM cho rằng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam là công ty còn non trẻ, nên chưa có tầm nhìn và suy nghĩ còn khá tự ti.
Trong khi đó, ông Lê Long Sơn, Giám đốc Công ty Esuhai (Nhật Bản), người đã sống gần 20 năm tại xứ sở mặt trời mọc cho biết, doanh nghiệp Nhật thường đàm phán thời gian dài với nhiều đối tác trước khi chọn một. Họ cần thời gian để thấy doanh nghiệp đối tác làm được gì và làm tới đâu; kết quả hoạt động của đối tác là cơ sở để các công ty Nhật đầu tư ở nước ngoài thuyết phục tập đoàn mẹ tại Nhật Bản đồng ý ra quyết định.
Khẳng định Diễn đàn là nhằm kêu gọi Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực nhiều hơn nữa, để tận dụng làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản hiện nay - làn sóng thứ 3 từ những năm 1990, ông Hirotaka Yasuzumi, Giám đốc Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại TP.HCM cho rằng, để thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản, Việt Nam phải cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, cải thiện chính sách thuế, thực hiện chính sách đầu tư một cửa, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ hơn nữa đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Về địa bàn đầu tư, ông Yasuzumi cho biết, trước mắt, doanh nghiệp Nhật sẽ tiếp tục tập trung ở TP.HCM, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong tương lai, địa bàn đầu tư sẽ mở rộng ra các vùng xung quanh, như Đồng bằng sông Cửu Long, Bình Phước, Lâm Đồng.
Tường Thụy

-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower