-
Niềm vui mới ở khu tái định cư dự án cao tốc Bắc - Nam -
Mang Tết đến mọi miền, Chubb Life đồng hành cùng trẻ em khó khăn tại TP.HCM, Hà Nội -
Home Hanoi Xuan: Sứ giả kết nối văn hóa Việt với thế giới -
Những nhóm ngành học của Việt Nam lọt “top” thế giới -
Tập đoàn Đèo Cả trao gần 500 phần quà Tết cho các gia đình hoàn cảnh khó khăn -
Hưng Yên: Huyện Phù Cừ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024
Thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay mang số hiệu VN06 của Vietnam Airlines đón 219 lao động Việt Nam tại Guinea Xích Đạo về nước |
Xung phong vào điểm nóng Covid-19
Nửa năm sau khi tham gia phi hành đoàn điều khiển tàu bay Airbus 350 mang số hiệu VN06 của Vietnam Airlines chở 219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích Đạo về nước hạ cánh an toàn xuống Sân bay Nội Bài hôm 29/7/2020, cơ trưởng Phạm Đình Hưng vẫn nhớ như in chuyến bay vào tâm dịch châu Phi này.
“Đó thực sự là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong gần 25 năm bay với Hãng Hàng không quốc gia của tôi”, cơ trưởng Hưng chia sẻ trong khoảng thời gian rảnh ngắn ngủi giữa mùa cao điểm Tết 2021.
Cần phải nói rằng, vào đầu tháng 7/2020, ngay sau khi nhận được những thông tin đầu tiên về tình trạng lây nhiễm virus Covid-19 trong nhóm công nhân Việt Nam đang làm việc tại Dự án Nhà máy Thủy điện Sendje ở Guinea Xích Đạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã lập tức báo cáo vụ việc tới Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
Tình hình rất khẩn cấp, bởi tỷ lệ lây nhiễm trong anh em công nhân Việt Nam là rất cao, trong khi điều kiện y tế của nước sở tại còn nhiều hạn chế. Để tránh vụ việc xảy ra ngoài tầm kiểm soát, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi đó đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ tổ chức chuyến bay khẩn cấp, đưa toàn bộ số lao động trên về nước, đồng thời tiến hành cách ly y tế và điều trị theo quy định.
Với tinh thần bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân ngay từ những ngày đầu chống đại dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu tổ chức ngay chuyến bay cứu hộ công dân tại Guinea Xích Đạo.
“Việc tổ chức chuyến bay cứu hộ này vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động, vừa thể hiện tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới công dân Việt Nam ở nước ngoài trên tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) cho biết, tại thời điểm đó, một loạt cuộc họp đã được Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tiến hành, nhằm đưa ra những phương án tối ưu về kế hoạch để thực hiện chuyến bay trong thời gian sớm nhất với 2 yêu cầu tiên quyết là bảo đảm an toàn bay và các biện pháp phòng, chống dịch trong suốt hành trình. Nhiệm vụ chuyên chở hồi hương nhóm công dân này được Chính phủ tin tưởng giao cho Vietnam Airlines.
Tại thời điểm đó, dù đã thực hiện hàng chục chuyến bay đưa công dân tại nhiều khu vực trên thế giới về nước, nhưng với Vietnam Airlines, chuyến bay từ Guinea Xích Đạo vẫn là chuyến giải cứu đặc biệt, có tính lịch sử, bởi ngay từ đầu, 129/219 hành khách trên chuyến bay được xác định đã mắc Covid-19, trong đó một số đã trở bệnh. Tất cả sẽ chung một không gian nhỏ trong hành trình dài hơn 13 giờ từ châu Phi về nước.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi chuyên chở nhiều người nhiễm virus Covid-19 (khoảng 120 người) trong cùng một thời điểm như vậy. Ngoài công tác chuẩn bị đặc biệt kỹ lưỡng đến từng chi tiết, thì những nhân sự tham gia chuyến bay cũng đòi hỏi có kinh nghiệm, kỹ năng rất cao”, ông Tô Ngọc Giang, Đoàn trưởng Đoàn bay 919 nhớ lại.
Sau khi cân nhắc, đánh giá kỹ tình hình, đội bay A350 được lãnh đạo Tổng công ty và Đoàn bay 919 lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ.
Cơ trưởng Đỗ Trí Dũng, Đội trưởng Đội bay A350 phía Bắc cho biết, ngay khi triển khai nhiệm vụ, dù khó khăn, thách thức sẽ phải đối đầu là rất lớn, nhưng anh em phi công trong các đội, nhóm đã không hề do dự, ngần ngại. Tổ lái thực hiện nhiệm vụ cần 5 phi công, nhưng số lượng đăng ký nhiều gấp 3 lần.
Do tính chất đặc biệt của chuyến bay, tổ bay thực hiện nhiệm vụ có tới 3 cơ trưởng và 2 cơ phó, trong đó cơ trưởng, giáo viên bay Phạm Đình Hưng, Phó đội trưởng Đội bay A350 là Cơ trưởng chỉ huy chuyến bay đặc biệt này.
Cơ trưởng Phạm Đình Hưng nguyên là phi công tiêm kích, từng làm chủ bầu trời, bảo vệ Tổ quốc trên những con Én bạc Mig21 huyền thoại cho tới khi ra quân, phục vụ cho hãng hàng không quốc gia vào năm 1994. Cơ trưởng Phạm Đình Hưng cũng là một trong các phi công kỳ cựu của Vietnam Airlines từng tham gia cầu hàng không lịch sử giải cứu công nhân Việt Nam tại Libya năm 2011.
“Khi bay giải cứu do chiến tranh, chúng tôi chỉ cần bay ra khỏi khu vực xung đột là có thể yên tâm, còn chuyến bay này, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt công tác phòng chống dịch trong suốt hành trình, thì sau khi hoàn thành, phải cách ly, xét nghiệm và chờ đợi ít nhất 15 ngày mới yên tâm”, cơ trưởng Hưng chia sẻ.
Được biết, trong các thành viên phi hành đoàn, tiếp viên trưởng Trương Anh Tú 21 và tiếp viên Nguyễn Hữu Trung 18 là hai thành viên tổ bay tình nguyện phục vụ khu vực có hành khách dương tính với Covid-19.
“Chúng tôi không thể không lo lắng, bởi dù có đồ phòng hộ, nhưng nguy cơ lây nhiễm vẫn khá lớn. Song lúc đó, anh em chúng tôi chỉ mong chuyến bay được thực hiện càng sớm càng tốt để đồng bào được trở về quê hương, những người bị bệnh được chăm sóc, điều trị”, tiếp viên trưởng Trương Anh Tú 21 chia sẻ.
Xúc động trở về Đất mẹ
Được đánh giá là chuyến bay chưa từng có của hàng không Việt Nam, với tính chất đặc biệt quan trọng, tổ bay được bố trí nhiều gấp đôi so với các chuyến bay bình thường, bao gồm 5 phi công, 8 tiếp viên, 2 nhân viên kỹ thuật, cân bằng trọng tải bay. Bên cạnh đó, chuyến bay còn chở theo 2 bác sĩ và 2 nhân viên điều dưỡng của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe hành khách trên chuyến bay.
Để phòng dịch, toàn bộ ghế ngồi tàu bay được bọc nylon. Mỗi lưng ghế đều bố trí nhiều khăn ướt tẩm chất khử khuẩn. Chuyến bay còn được trang bị bình oxy cầm tay để sẵn sàng hỗ trợ các hành khách có diễn biến sức khỏe không tốt. Các nhân viên kỹ thuật và bác sĩ đã phối hợp lắp cáng trên máy bay để cấp cứu bệnh nhân trong trường hợp cần thiết.
Tất cả phi hành đoàn, hành khách đều được trang bị quần áo bảo hộ y tế toàn thân, kèm khẩu trang, găng tay trên hành trình về Việt Nam. Riêng thành viên tổ bay mang đồ bảo hộ y tế đặc chủng.
Đúng 7h45 ngày 28/7/2020, sau khi hoàn tất mọi công tác chuẩn bị, tàu bay A350 mang số hiệu VN05 đã cất cánh từ Sân bay Nội Bài. Sau thời gian bay 12 tiếng, máy bay hạ cánh tại Bata - Guinea Xích Đạo vào lúc 13h (giờ địa phương).
Theo kế hoạch, phi hành đoàn và các bác sĩ sẽ có khoảng 3 tiếng để đón 219 công dân Việt Nam lên tàu bay. Sau đó, chuyến bay sẽ quay trở lại Hà Nội vào lúc 11h ngày 29/7. Tuy nhiên, do chờ đợi tiếp nhiên liệu tại sân bay Bata, nên chuyến bay về trễ hơn gần 4 tiếng so với dự kiến. Cùng với đó, tại sân bay Bata, khi hạ cánh, trời đổ mưa to, khiến hoạt động triển khai các công việc khó khăn hơn.
Cơ trưởng Phạm Đình Hưng nhớ lại: “Qua cửa sổ buồng lái, chúng tôi thấy anh em công nhân được bạn tập trung tại một hangar nhỏ (nhà chứa máy bay), không có ghế ngồi, không quạt mát, không nước uống. Nhiều người mệt quá đã nằm dài trên nền xi măng nhưng mắt luôn hướng về chiếc máy bay màu xanh, chờ đợi giờ phút được ra máy bay. Anh em phi hành đoàn mang lá cờ Việt Nam ra cửa máy bay vẫy chào để họ yên tâm”.
Mặc dầu vậy, phải đến khi trời nhá nhem tối và mưa bắt đầu ngớt, hành khách mới được thông báo ra máy bay. Từng tốp 5 người giãn cách mặc đồ bảo hộ, vừa đi vừa chạy dưới cơn mưa, để lên cầu thang máy bay thật nhanh.
“Khi những hành khách đầu tiên cầm cờ Tổ quốc và ảnh Bác bước chân lên máy bay chuẩn bị về nước, chúng tôi đều cảm nhận được cảm giác nhẹ nhõm từ những người đang bị dịch bệnh Covid-19 hành hạ trong suốt những ngày qua. Tuy không thể giao tiếp nhiều bằng lời nói do đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ, nhưng ánh mắt hay cái gật đầu chào nhau giữa hành khách và tiếp viên - dù có phần mệt mỏi - đều ánh lên niềm hy vọng”, tiếp viên trưởng Trương Anh Tú 21 nhớ lại.
Khoảng một giờ sau khi cất cánh, bắt đầu có những tín hiệu SOS từ khoang hành khách có các ca dương tính Covid-19 báo cần sự trợ giúp của bác sĩ. Một bệnh nhân sốt cao, rồi 2 - 3 người…; thêm một bệnh nhân khó thở, một bệnh nhân tiêu chảy bấm đèn xin trợ giúp... Cứ thế, số bệnh nhân cần trợ giúp tăng lên, hai tiếp viên toàn thân đẫm mồ hôi trong bộ bảo hộ chạy như con thoi, gặp bác sĩ nắm tình hình bệnh nhân, tiếp nhận y lệnh để xử lý tình huống.
Đúng 15h00 (giờ Hà Nội), máy bay mang số hiệu VN06 đón 219 lao động Việt Nam tại Guinea Xích Đạo về nước hạ cánh an toàn tại Sân bay Nội Bài.
Như quên hết mệt mỏi, nhiều lao động khi đặt chân xuống sân bay đã reo vang: “Sống rồi!”, “Được về nhà rồi!”, “Việt Nam muôn năm!”.
“Mọi người trong phi hành đoàn khi đó đều rất xúc động. Nhiều người mắt ngấn lệ, lòng trào dâng cảm xúc tự hào, khó quên về tình cảm của lòng người, về nghĩa đồng bào”, tiếp viên Nguyễn Hữu Trung 18 bồi hồi nhớ lại.
-
Home Hanoi Xuan: Sứ giả kết nối văn hóa Việt với thế giới -
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO): Năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận -
Những nhóm ngành học của Việt Nam lọt “top” thế giới -
Tập đoàn Đèo Cả trao gần 500 phần quà Tết cho các gia đình hoàn cảnh khó khăn -
Hưng Yên: Huyện Phù Cừ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 -
Ra mắt Dự án “Nét Việt Nam” - Hành trình Gen Z về làng -
Ngày tiễn 23 tháng Chạp, tìm hiểu ngày đón ông Công, ông Táo về trần gian
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt