
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày chuyên đề "Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW"; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề: "Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW".
![]() |
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị. |
Hình thành “Bộ tứ trụ cột” đưa Việt Nam cất cánh
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh lại 2 nghị quyết nêu trên, đồng thời mở rộng, làm rõ thêm một số vấn đề tại Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 24/01/2025 của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới”.
Theo Tổng Bí thư, 4 Nghị quyết trên có thể gọi là “Bộ tứ trụ cột” để giúp Việt Nam cất cánh. “Những đổi mới, cải cách mà chúng ta đang triển khai không chỉ là yêu cầu khách quan của phát triển mà còn là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc”, ông nhấn mạnh.
Phân tích bối cảnh quốc tế ngày càng phức tạp, tình hình trong nước dù đạt được nhiều thành tựu toàn diện nhưng cũng đối mặt với những thách thức lớn, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, “Chúng ta cần một cuộc cải cách toàn diện, sâu sắc và đồng bộ, với những đột phá mới về thể chế, cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng và tổ chức bộ máy. Chỉ có cải cách quyết liệt, bền bỉ và hiệu quả mới giúp đất nước ta vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ và hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh, bền vững trong thời kỳ mới”.
Theo người đứng đầu Đảng, nhìn về tương lai, chúng ta xác định rõ, muốn phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam không thể đi theo lối mòn cũ. “Chúng ta phải dám nghĩ lớn, hành động lớn, thực hiện những cải cách lớn với quyết tâm chính trị cao nhất và nỗ lực bền bỉ nhất”, ông nói.
Theo đó, 4 nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị ban hành trong thời gian gần đây sẽ là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước ta tiến lên trong kỷ nguyên mới, hiện thực hóa tầm nhìn Việt Nam phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
![]() |
Tổng Bí thư Tô Lâm. |
4 nghị quyết lớn liên kết chặt chẽ, bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau
Điểm lại những tinh thần cốt lõi nhất cùa các nghị quyết và mối quan hệ tác động lẫn nhau, Tổng Bí thư khẳng định, Nghị quyết 68 là đặt nền móng cho sự chuyển biến toàn diện về chính sách phát triển kinh tế tư nhân: từ việc “thừa nhận” sang “bảo vệ, khuyến khích, thúc đẩy”, từ “bổ trợ” sang “dẫn dắt phát triển”. Đây là sự lựa chọn chiến lược đúng đắn, cấp thiết, mang tầm nhìn dài hạn, nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường vào giữa thế kỷ XXI.
Đề cập đến Nghị quyết 57, Tổng Bí thư gửi lời chúc mừng nhân Ngày Khoa học - Công nghệ Việt Nam (18/5) tới các nhà khoa học, giới trí thức, chuyên gia, các doanh nghiệp. “Doanh nghiệp nào cũng phải áp dụng khoa học, công nghệ, chứ không chỉ riêng doanh nghiệp khoa học - công nghệ, tôi muốn nói rất rõ điều đó. Chúc cho khoa học - công nghệ Việt Nam ngày càng phát triển”, Tổng Bí thư bày tỏ.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải nhận thức sâu sắc rằng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo không chỉ là phương tiện hỗ trợ, mà phải được xác định là nền tảng phát triển và lực đẩy chủ yếu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên mới.
“Chúng ta muốn tiến nhanh, tiến vững chắc trong kỷ nguyên mới, không có con đường nào khác ngoài con đường khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chúng ta phải quyết tâm cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn, sáng tạo bứt phá hơn, biến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự thành nền tảng và động lực then chốt đưa đất nước vươn tới những tầm cao mới”, Tổng Bí thư nói.
Cho biết Nghị quyết 66 ra đời trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới với yêu cầu cao về hiện đại hóa, và hội nhập quốc tế sâu rộng, Tổng Bí thư khẳng định, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự thành công của quá trình vươn mình của dân tộc.
Một hệ thống pháp luật đồng bộ, khả thi, minh bạch sẽ tạo ra môi trường ổn định cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế và loại bỏ triệt để các rào cản do pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn gây ra.
“Nghị quyết 66 chính là lời hiệu triệu cho một cuộc cải cách thể chế sâu sắc, nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật hiện đại, thực chất, vì nhân dân phục vụ, đồng thời tạo ra động lực bền vững cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh trong thế kỷ XXI”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Cuối cùng, Nghị quyết 59 có thể xem là kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc hội nhập quốc tế kỷ nguyên mới.
Nghị quyết đề ra những định hướng chiến lược toàn diện và sâu sắc như: Về kinh tế: Đẩy mạnh hội nhập gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hiện đại; phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Về chính trị, quốc phòng, an ninh: Hội nhập đi đôi với củng cố quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, tăng cường tin cậy chính trị, giữ vững độc lập, chủ quyền và môi trường hòa bình, ổn định. Về khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường: Tận dụng hội nhập để nâng cao trình độ quốc gia, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết lớn của Bộ Chính trị đã cùng tạo nên một chỉnh thể thống nhất về tư duy và hành động chiến lược cho sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Mặc dù mỗi nghị quyết tập trung vào một lĩnh vực trọng yếu, chúng liên kết chặt chẽ, bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình quán triệt và tổ chức thực hiện.
Sự liên kết này không chỉ mang tính định hướng chung mà còn thể hiện rõ sự phụ thuộc lẫn nhau trong thực tiễn. Nếu thể chế không minh bạch (Nghị quyết 66), thì kinh tế tư nhân khó phát triển (Nghị quyết 68), khoa học công nghệ thiếu môi trường sáng tạo (Nghị quyết 57) và hội nhập quốc tế thiếu hiệu quả (Nghị quyết 59). Ngược lại, nếu đổi mới sáng tạo không đột phá, kinh tế tư nhân sẽ yếu, hội nhập quốc tế sẽ bị hạn chế. Nếu hội nhập không chủ động, bản thân thể chế và các động lực trong nước cũng khó cải cách toàn diện.
Điểm đột phá chung của cả bốn nghị quyết là tư duy phát triển mới: từ “quản lý” sang “phục vụ”, từ “bảo hộ” sang “cạnh tranh sáng tạo”, từ “hội nhập bị động” sang “hội nhập chủ động”, từ “cải cách phân tán” sang “đột phá toàn diện, đồng bộ và sâu sắc”. Đây là bước chuyển tư duy căn bản, kế thừa thành tựu đổi mới 40 năm qua và phù hợp với xu thế toàn cầu trong kỷ nguyên số.
Về tổ chức thực hiện, tất cả các nghị quyết đều nhấn mạnh vai trò lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự vào cuộc đồng bộ, sáng tạo của cả hệ thống chính trị, cùng sự tham gia thực chất của doanh nghiệp, người dân và giới trí thức. Các trục triển khai như thi hành pháp luật, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển tư nhân và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, kiểm tra, giám sát thường xuyên.
Khẩn trương thực hiện 8 nhiệm vụ trọng tâm ngay trong năm nay
Trên cơ sở đó, Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2025 - 2030 bao gồm: Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập sâu rộng; hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền đổi mới sáng tạo, tạo nền tảng pháp lý thuận lợi cho đầu tư và phát triển; Hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư R&D, thương mại hóa công nghệ; xây dựng hạ tầng dữ liệu và nền tảng số cho chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Đồng thời, chủ động đàm phán, thực thi hiệu quả các FTA thế hệ mới, tận dụng cơ hội từ chuỗi cung ứng toàn cầu và dòng vốn đầu tư quốc tế. Chuyển hóa cam kết hội nhập thành tăng trưởng thực tế, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư chất lượng cao. Đồng thời, tham gia xây dựng và định hình luật chơi quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, an ninh mạng, qua đó khẳng định vị thế và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về đất đai, tín dụng, công nghệ, thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; hình thành hệ sinh thái doanh nghiệp linh hoạt, năng động. Xây dựng chiến lược phát triển các tập đoàn tư nhân lớn có năng lực cạnh tranh khu vực, quốc tế, dẫn dắt chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngay trong năm 2025, Tổng Bí thư đề nghị toàn hệ thống chính trị khẩn trương thực hiện 8 nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ nhất, nhanh chóng hoàn thiện và ban hành các chương trình, kế hoạch hành động quốc gia thực hiện 4 nghị quyết, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình và phân công cụ thể. Đồng thời, lập bộ chỉ số theo dõi, đánh giá định kỳ.
Thứ hai, khẩn trương rà soát toàn diện hệ thống pháp luật, triển khai sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định bất cập theo tinh thần Nghị quyết 66-NQ/TW. Ưu tiên sửa đổi các quy định liên quan đến quyền sở hữu tài sản, tự do kinh doanh, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế; nghiên cứu ban hành Luật Phát triển kinh tế tư nhân.
Thứ ba, khởi động ngay các chương trình trọng điểm về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phê duyệt, triển khai các chương trình quốc gia; hình thành thêm các trung tâm đổi mới sáng tạo mới; xây dựng khung pháp lý cho mô hình sandbox.
Thứ tư, tập trung đàm phán, thực thi hiệu quả các FTA thế hệ mới, nhất là CPTPP, EVFTA, RCEP, UKVFTA và đặc biệt là đàm phán hiệu qủa FTA với Hoa Kỳ; chủ động chuẩn bị tham gia các hiệp định mới như Hiệp định đối tác kinh tế số (DEPA), Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF); tận dụng cam kết hội nhập để chuyển hóa thành tăng trưởng thực tế.
Thứ năm, thực hiện đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính, số hóa dịch vụ công, hỗ trợ vốn, công nghệ, chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng đề án phát triển tập đoàn tư nhân lớn.
Thứ sáu, kiện toàn bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện các nghị quyết; thành lập các Ban chỉ đạo chuyên trách cấp trung ương và cấp tỉnh; bảo đảm cơ chế chỉ đạo thống nhất, kiểm tra, giám sát thường xuyên.
Thứ bảy, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để triển khai nghị quyết: đào tạo chuyên sâu về pháp luật hiện đại, khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế và quản trị doanh nghiệp; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ có tư duy đổi mới, năng lực số và khả năng thích ứng toàn cầu.
Thứ tám, đẩy mạnh truyền thông, tạo đồng thuận xã hội: xây dựng các chương trình truyền thông quốc gia về từng nghị quyết; tăng cường đối thoại chính sách giữa Chính phủ, doanh nghiệp, người dân và giới trí thức, huy động trí tuệ xã hội cho quá trình triển khai.
Để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hùng cường, Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phải tiếp tục đồng lòng, chung sức, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
“Hãy cùng nhau thắp lên ngọn lửa Đổi mới - Khát vọng - Hành động, vì một Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu vào năm 2045”, Tổng Bí thư kêu gọi.

-
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc -
Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội để phục hồi bền vững -
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật -
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách -
Tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh -
Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới