-
Tại sao OpenAI chọn Singapore làm trung tâm hoạt động toàn cầu? -
Dầu thô tăng giá do lo ngại xung đột Israel - Iran leo thang -
Ở kịch bản xấu nhất, giá dầu sẽ vọt qua 3 con số, thậm chí đạt 150 USD/thùng -
Nhà giao dịch chốt lời, giá dầu thế giới trượt nhẹ từ mức cao nhất trong hơn 1 tháng -
BP điều chỉnh chiến lược, thu hẹp chỉ tiêu sản lượng dầu mỏ -
Báo cáo việc làm tháng 9 và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất trong những tháng tới
Phân tích của Citibank về tình hình của thị trường tài chính toàn cầu hiện nay cho thấy, các thị trường châu Á ở vị thế tốt hơn so với Mỹ và đa phần các đồng nội tệ trong khu vực đang lấy lại sức mạnh so với USD.
Chỉ số theo dõi cổ phiếu nhóm tài chính tại châu Á, ngoại trừ Nhật Bản đã theo hướng leo dốc kể từ ngày 10/3 - thời điểm Silicon Valley Bank sụp đổ cho tới nay. Trong khi đó, chỉ số bao gồm các cổ phiếu ngân hàng tại Mỹ đã giảm gần 10% cùng giai đoạn.
“Chúng tôi cho rằng, châu Á đang “cách ly” tốt với khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại Mỹ. Đáng chú ý, vị trí trung tâm của Mỹ bị ảnh hưởng cũng đồng nghĩa với việc đồng USD theo hướng giảm giá. Điều này rất tích cực đối với dòng chảy vốn hướng tới các thị trường châu Á”, Johanna Chua, giám đốc, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Citibank cho biết.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, một yếu tố khác khiến các thị trường châu Á trở nên hấp dẫn là tính chất mềm mỏng hơn trong chính sách quản lý tiền tế. Ngân hàng trung ương các quốc gia Australia, Hàn Quốc, Indonesia và Ấn Độ đều đã tạm dừng chu kỳ thắt chặt. Trong khi đó, Trung Quốc thực hiện nới lỏng tiền tệ nhằm vực dậy nền kinh tế sau chính sách chống Covid nghiêm ngặt kéo dài. Đây là yếu tố hấp dẫn bậc nhất đối với nhà đầu tư.
Diễn biến này của thị trường tài chính được thể hiện rõ ràng qua việc 5,5 tỷ USD đã đổ vào các quỹ đầu tư cổ phiếu tại khu vực thị trường mới nổi trong 4 tuần qua. Thị trường được rót vốn nhiều nhất là châu Á, theo số liệu TD Securities trích dẫn từ EPFR Global. Đáng chú ý, 70% lượng vốn mới rót vào châu Á tập trung tại thị trường Trung Quốc.
Cùng giai đoạn này, các thị trường chứng khoán phát triển bị rút ròng 8,6 tỷ USD, mà Mỹ là thị trường thiệt hại nặng nề nhất.
Dòng tiền đầu tư rút khỏi thị trường chứng khoán Mỹ, rót vào các thị trường mới nổi mà dẫn đầu là Trung Quốc |
“Giới đầu tư vẫn xem thị trường mới nổi khu vực châu Á là điểm đến ưa thích, tiếp theo đó là châu Âu rồi mới tới Mỹ. Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhấn nút tạm dừng với nâng lãi suất, cũng là thời điểm dòng vốn chảy tới các thị trường mới nổi châu Á mạnh mẽ hơn nữa”, David Chao, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Invesco Asset Management chia sẻ.
Việc Fed ngừng nâng lãi suất là cơn gió thuận chiều với cách thị trường châu Á, khi áp lực từ đồng USD mạnh giảm xuống, đồng thời cũng khiến USD bớt hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Chưa kể, trong bối cảnh nhiều rủi ro tài chính rình rập, tăng trưởng kinh tế thấp và nhu cầu giảm sút, châu Á vẫn là khu vực tăng trưởng tích cực.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố báo cáo cho thấy, các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á, dẫn đầu bởi Trung Quốc, đang trên đà tăng trưởng nhanh hơn và lạm phát ở mức thấp trong năm 2023-2024. Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển là mảng màu xám của bức tranh kinh tế toàn cầu.
Dự báo của ADB về tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát tại các thị trường mới nổi trong thời gian tới |
Cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng Mỹ hiện tại cũng khiến dòng vốn đầu tư từ châu Á vào thị trường Mỹ có lý do quay trở lại quê nhà. Prashant Newnaha, chiến lược gia vĩ mô tại TD Securities cho rằng, trong số các thị trường châu Á, Singapore sẽ được hưởng lợi lớn. Đây là quốc gia có khung pháp lý mạnh, quản lý ngân hàng chặt chẽ và đang xây dựng định vị là quốc gia dẫn đầu lĩnh vực công nghệ, tài sản số trong khu vực.
Dù vậy, châu Á không hoàn toàn miễn nhiễm với các biến động của thị trường tài chính toàn cầu nói chung và thị trường Mỹ nói riêng. Những số liệu kinh tế mới cho thấy nền kinh tế Trung Quốc không hồi phục nhanh như dự báo. Việc mối quan hệ giữa Trung Quốc - Mỹ căng thẳng hơn cũng khiến môi trường kinh doanh tại một số khu vực chịu ảnh hưởng tiêu cực.
“Triển vọng thị trường phụ thuộc vào mức độ ổn định tại châu Âu và Mỹ. Nếu có thêm các cơn lốc xoáy, thì châu Á cũng sẽ chao đảo”, Jonathan Kearns, nhà kinh tế trưởng tại Challenger Ltd, cựu quan chức Ngân hàng trung ương Australia cho biết.
-
Quan chức Fed: Sẽ có thêm 1 hoặc 2 đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay -
Dầu thô tăng giá do lo ngại xung đột Israel - Iran leo thang -
Đức: Nền kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái kéo dài -
Nhà giao dịch dầu mỏ bán tháo để chốt lời hay "né" rủi ro nguồn cung? -
Cuba nộp đơn xin gia nhập BRICS với tư cách là quốc gia đối tác -
Ở kịch bản xấu nhất, giá dầu sẽ vọt qua 3 con số, thậm chí đạt 150 USD/thùng -
Foxconn đầu tư xây dựng nhà máy siêu chip lớn nhất thế giới
-
1 Bộ Giao thông Vận tải thông tin về việc cắm mốc lộ giới đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
2 Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
3 Đề xuất triển khai sớm Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng -
4 Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng vượt 7% trong năm 2024 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024
- FWD giành cú đúp giải thưởng về thương hiệu và doanh nghiệp