
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
![]() |
Các "tư lệnh" ngành công nghiệp ở Mỹ đã lên tiếng cảnh báo những hậu quả nghiêm trọng do tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu gây ra. Ảnh: AFP |
Tạp chí Nikkei dẫn lời Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Mỹ kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức hồi tháng 1. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 9/4, nhưng đã được lùi lại đến ngày 16/4.
Tại cuộc họp báo thường kỳ mới đây, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki đã xác nhận thời gian chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản. Bà Jen Psaki khẳng định, chuyến thăm cho thấy "chúng tôi coi trọng mối quan hệ song phương với Nhật Bản, cũng như tình hữu nghị và quan hệ đối tác với nhân dân Nhật Bản".
Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận ngay về thông tin Mỹ - Nhật hợp tác sản xuất chip mà Nikkei đăng tải, còn Đại sứ quán Nhật Bản (tại Mỹ - BTV) cho biết, không có quyết định nào được ấn định sẵn về kết quả cuộc gặp giữa Thủ tướng Suga và Tổng thống Biden.
Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh tình trạng thiếu chất bán dẫn trên toàn cầu trở nên nghiêm trọng, buộc nhiều nhà sản xuất ô tô của Mỹ và các nước khác phải cắt giảm sản lượng. Vấn đề này đã trở nên đáng ngại đối với các nhà hoạch định chính sách và những người lo ngại về những rủi ro kinh tế và an ninh do tình trạng "khát" chip gây ra.
Giới chức Mỹ, Hàn Quốc,và Nhật Bản dự kiến sẽ thảo luận về tình trạng thiếu chip tại một cuộc họp vào ngày 2/4, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết. Vị này nói với các phóng viên rằng: "Công bằng mà nói, ba quốc gia trên đều nắm giữ những chìa khóa cho tương lai của ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn và chúng tôi sẽ tìm cách khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn những chuỗi cung ứng nhạy cảm này".
Nguồn thạo tin của Nikkei cho hay, các trợ lý của Nhà Trắng sẽ gặp gỡ các nhà sản xuất chip và các hãng ô tô vào ngày 12/4 để thảo luận về khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng của Mỹ. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Mỹ sắp có một đợt điều chỉnh chính sách quy mô lớn về vấn đề này.
Còn nguồn tin của Reuters cho biết, Thủ tướng Suga dự kiến sẽ lên đường thăm Mỹ vào ngày 15/4 và sau đó rời Washington vào ngày 17/4. Thông tin chi tiết về chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Suga, cũng là chuyến công du nước ngoài thứ 2 của ông trên cương vị Thủ tướng, vẫn đang được thảo luận.
Trước đó, trong tháng 2, Tổng thống Biden đã ký ban hành sắc lệnh hành chính yêu cầu triển khai cuộc đánh giá kéo dài 100 ngày đối với các sản phẩm chủ lực, trong đó có chất bán dẫn và pin xe điện, sau đó là đánh giá dài hạn và chuyên sâu hơn đối với 6 lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế Mỹ. Sắc lệnh này sẽ tập trung giải "cơn khát" chip toàn cầu đang ảnh hưởng nghiêm trọng nhiều ngành/lĩnh vực, từ thiết bị y tế đến xe điện.
Động thái trên của chính quyền Biden diễn ra sau lời kêu gọi từ các thành viên lưỡng đảng trong Quốc hội và cảnh báo của các tư lệnh ngành về những hậu quả nghiêm trọng mà tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu gây ra.
Chất bán dẫn, thường được gọi chip, được sử dụng để sản xuất các thiết bị điện tử, bao gồm: điện thoại, xe điện, và thậm chí một số thiết bị y tế. Với tình hình hiện nay, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer cho rằng: "Sản xuất chất bán dẫn đang là một điểm yếu nguy hiểm của nền kinh tế Mỹ và an ninh quốc gia".
Thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp Mỹ. Đầu tháng này, Ford cho biết việc cắt giảm nguồn hàng từ các nhà cung ứng có thể khiến hãng ô tô này hụt mất 20% sản lượng dự kiến trong quý I/2021.
Trong thư gửi đến Tổng thống Biden vào tháng 2, một số hiệp hội ngành hàng kiến nghị chính quyền Mỹ khuyến khích thành lập các nhà máy sản xuất chất bán dẫn mới tại nước này để cạnh tranh hiệu quả với các quốc gia đang đầu tư sản xuất chất bán dẫn.
Washington bắt đầu đặt nền móng xây dựng các chuỗi cung ứng công nghệ từ mùa thu năm ngoái, dưới thời Tổng thống Donald Trump. Khi đó, chính quyền Trump kêu gọi các nền kinh tế mạnh công nghệ và giàu tài nguyên có giá trị như Đài Loan, Nhật Bản, và Australia chung tay gỡ khó cho các chuỗi cung ứng công nghệ từ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung vẫn âm ỉ.

-
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao