-
Sau khi Quốc hội giám sát về môi trường, Hà Nội có giảm ô nhiễm không? -
Ngành Công thương "về đích" vượt mức các chỉ tiêu -
Chính phủ muốn sớm trình Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ -
Năm 2024, xuất nhập, khẩu lập kỷ lục gần 800 tỷ USD -
Bộ Công thương họp với các địa phương và doanh nghiệp về đảm bảo điện
Năm 2022 Chính phủ đã quản lý, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, trả nợ, bảo lãnh Chính phủ và vay về cho vay lại - (Ảnh: Duy Linh). |
Đến hết ngày 31/12/2022, dư nợ công khoảng 38%GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34,7%GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 36,8%GDP.
Thông tin này được nêu tại báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 vừa được Chính phủ gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Nhũng con số trên thấp hơn trần quy định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2026 (trần tương ứng là 60%GDP, 50%GDP và 50%GDP; trong đó ngưỡng cảnh báo tương ứng là 55%GDP, 45%GDP và 45%GDP).
Kết quả đó, theo đánh giá của Chính phủ đã góp phần củng cố xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Năm 2022, Việt Nam tiếp tục được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn lên mức BB+, “triển vọng ổn định”; Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn từ mức Ba3 lên mức Ba2, “triển vọng ổn định”, báo cáo nêu.
Chính phủ nhìn nhận, trong năm 2022, đã chủ động điều hành, quản lý chặt chẽ chi NSNN, phấn đấu tăng thu NSNN qua đó đảm bảo nguồn hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bù đắp số giảm thu do thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, không phải tăng vay.
Việc phát hành trái phiếu Chính phủ để bù đắp bội chi và trả nợ gốc phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước, với kỳ hạn phát hành từ kỳ hạn trên 10 năm, đồng thời tăng tỷ trọng các mã phát hành có kỳ hạn dài 20-30 năm, lãi suất phát hành thấp. Nhờ vậy, kéo dài kỳ hạn còn lại , giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn.
Năm 2022 Chính phủ cũng quản lý, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, trả nợ, bảo lãnh Chính phủ và vay về cho vay lại. Công tác trả nợ được thực hiện đầy đủ, đúng hạn theo cam kết. Đồng thời, tăng cường kiểm soát, giám sát chặt chẽ bội chi và các khoản vay của ngân sách địa phương trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định.
Về chi trả nợ lãi, theo báo cáo, dự toán chi là 103,7 nghìn tỷ đồng; số đã báo cáo Quốc hội ở kỳ họp cuối năm 2022 là ước đạt 99,7 nghìn tỷ đồng; thực hiện ước đạt 94,8 nghìn tỷ đồng, giảm 8,9 nghìn tỷ đồng (-8,6%) so dự toán, giảm 4,9 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội.
Nguyên nhân giảm chủ yếu do công tác phát hành trái phiếu Chính phủ phù hợp với tiến độ thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư, giảm số dư nợ vay và trả lãi so dự kiến tại thời điểm xây dựng dự toán NSNN năm 2022; đồng thời, giải ngân vốn ODA đạt thấp, giảm chi trả lãi vay nước ngoài so dự toán.
Về bội chi, dự toán năm 2022 Quốc hội quyết định là 404,3 nghìn tỷ đồng, con số thực hiện là khoảng 342,6 nghìn tỷ đồng, bằng 3,6% GDP thực hiện , giảm 61,7 nghìn tỷ đồng so dự toán điều chỉnh (giảm 30,3 nghìn tỷ đồng so dự toán đầu năm), giảm 78,7 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội.
Với năm 2023, Chính phủ khẳng định kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN, nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép, các nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN, nợ công, nợ của chính quyền địa phương, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Bố trí thanh toán trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn.
-
Đà Nẵng tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ -
Năm 2024, xuất nhập, khẩu lập kỷ lục gần 800 tỷ USD -
Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới trong năm 2024 -
Bộ Công thương họp với các địa phương và doanh nghiệp về đảm bảo điện -
Việt Nam đã tham gia 20 FTA, nghiên cứu đàm phán các FTA mới -
Cần chính sách hoàn toàn khác biệt để tăng trưởng 2 con số
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững