-
Trung Quốc thông qua kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu -
Vương quốc Anh dẫn dắt xu hướng phục hồi thị trường văn phòng châu Âu -
ECB cắt giảm 0,25% lãi suất, dự đoán Fed giảm lãi suất 0,25% tăng từng giờ -
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024
Chỉ số Nikkei 225 giảm 3,84% trong phiên giao dịch sáng nay 30/3, còn chỉ số Topix mất 4,37%. Ảnh: AFP |
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 bị kéo tụt 3,84% do cổ phiếu “nặng ký” của Softbank Group trượt dốc 7,74%, còn chỉ số Topix giảm 4,37%. Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 2,44%.
Chứng khoán Trung Quốc cũng mở phiên nhuốm đỏ với thị trường đại lục ghi nhận chỉ số Shanghai Composite giảm 1,4% còn chỉ số Shenzhen trượt 1,946%. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng mất 2,02%.
Trong khi đó, chứng khoán Australia ngược sóng với khu vực với chỉ số S&P/ASX 200 tăng 2,14%. Đây được xem là phiên hồi sức khá mạnh của chứng khoán Australia sau cú trượt sâu hơn 5% trong phiên giao dịch cuối tuần trước 27/3.
Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) sụt giảm 1,33%.
Diễn biến dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu đang là mối rủi ro lớn nhất với các nhà đầu tư hiện nay khi dịch bệnh cướp đi sinh mạng của ít nhất 33.900 người và hơn 720.000 ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới, theo số liệu mới cập nhật của Đại học John Hopkins.
Các thị trường chứng khoán tuần qua vẫn biến động mạnh cả ở 2 chiều tăng giảm khi chính phủ các nước liên tục công bố gói kích thích để hỗ trợ nền kinh tế đối phó dịch Covid-19.
“Câu hỏi lớn cho các thị trường chứng khoán là liệu các gói kích thích có đủ sức cứu nền kinh tế toàn cầu trước cú sốc từ các biện pháp chống dịch Covid-19”, ông Rodrigo Catril, chuyên gia tiền tệ tại Ngân hàng Quốc gia Australia nêu vấn đề.
“Để trả lời câu hỏi trên, cần phải xác định liệu các biện pháp chặn dịch sẽ kéo dài trong bao lâu. Các thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục biến động cho đến khi các bất ổn được giải quyết”, ông Catril nói thêm.
Thị trường tiền tệ hôm nay ghi nhận chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác rơi từ mốc 100 thiết lập tuần trước về 98,493. Đồng yên Nhật Bản mạnh lên đáng kể và giao dịch ở mức 107,42 JPY/USD so với mức 110 JPY/USD, còn đô la Australia cũng lên giá và trao tay ở mức 1 AUD/0,6149 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay tiếp tục lao dốc, với giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm thêm 5,78% còn 23,49 USD/thùng, trong khi dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ trượt giá 4,37% về mức 20,57 USD/thùng.
-
ECB cắt giảm lãi suất, không hé lộ bước đi tiếp theo -
Mức độ lạc quan của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc xuống thấp kỷ lục -
Kinh tế thế giới có thể "hạ cánh mềm" với kịch bản giá dầu 60 USD/thùng? -
Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 khai mạc phiên họp toàn thể đầu tiên -
Trung Quốc khai thác thị trường nợ ngoại tệ thông qua việc phát hành 2 tỷ euro trái phiếu tại Pháp -
ECB sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ hai liên tiếp kể từ năm 2019 -
Nhật Bản: GDP quý II/2024 được điều chỉnh giảm
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3