
-
Hợp tác Việt Nam - Na Uy hướng tới chuyển đổi hàng hải xanh
-
Samsung sử dụng điện mặt trời mái nhà cho nhà máy tại Việt Nam
-
Kiểm kê khí thải: Chìa khóa để giải quyết ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
Những năm qua, phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi được lan tỏa rộng khắp trong các cấp Hội Nông dân trên địa bàn TP. Hà Nội, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Nhiều hộ sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đã giúp cho những hộ nghèo thay đổi cách suy nghĩ làm ăn.
Thông qua sự hỗ trợ về giống, vốn, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, tạo việc làm, phong trào đã giúp cho nhiều hộ nghèo có thêm thu nhập, thoát nghèo bền vững.
Đánh giá về hoạt động của Câu lạc bộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi TP. Hà Nội, bà Phạm Hải Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân TP. Hà Nội nhận định, các thành viên câu lạc bộ đã thực sự là cầu nối, tạo điều kiện cho các thành viên câu lạc bộ trao đổi, phát huy ý tưởng sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, tiên phong trong hoạt động phong trào do các cấp Hội Nông dân phát động.
Đặc biệt, họ là hạt nhân liên kết, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực thi đua phát triển kinh tế trong cán bộ, hội viên, nông dân toàn Thành phố.
Tuy nhiên, một số thành viên câu lạc bộ vẫn đang đối mặt với những khó khăn nhất định như: Nguồn vốn đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, giá thành sản phẩm cao, khó tiêu thụ ở một số thời điểm.
Theo bà Phạm Hải Hoa, thời gian tới Câu lạc bộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi TP. Hà Nội cần tiếp tục nâng cao khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật sản xuất hiện đại; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất giống cây trồng và vật nuôi, nhất là phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn.
Cùng với đó, câu lạc bộ cũng phải mạnh dạn đưa một số mô hình nông nghiệp phù hợp vào thực hiện tại các địa phương, gắn với phát triển du lịch nông thôn, nhằm nâng cao đời sống và giải quyết việc làm cho người dân.
![]() |
Công ty cổ phần Dược thảo Thiên Phúc (xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai) hỗ trợ nhiều nông dân xây dựng mô hình sản xuất nông sản hữu cơ, an toàn, chất lượng cao. |
Là đơn vị tiên phong trong việc đầu tư nghiên cứu công nghệ nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo, Công ty cổ phần Dược thảo Thiên Phúc (xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai) còn hỗ trợ nhiều nông dân xây dựng mô hình sản xuất nông sản hữu cơ, an toàn, chất lượng cao.
Hiện tại, công ty có 2 cơ sở nuôi cấy tại huyện Thanh Oai (Hà Nội) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), với tổng diện tích gần 15.000 m2; năng suất đạt 18 tấn dược liệu tươi/năm. Trung bình mỗi năm, Công ty cổ phần Dược thảo Thiên Phúc cung cấp khoảng 3 triệu phôi giống cho các cơ sở trên địa bàn cả nước, xuất bán từ 20 - 30 tấn đông trùng hạ thảo.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc Công ty cổ phần Dược thảo Thiên Phúc cho hay thời gian qua, Thiên Phúc đã tích cực chuyển giao công nghệ, nghiên cứu mở rộng mô hình, quảng bá sản phẩm. Đến nay, công ty đã xây dựng vệ tinh cho doanh nghiệp là các hộ nông dân; phối hợp với Hội Nông dân huyện Thanh Oai tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật về trồng các loại nấm cho 300 hội viên.
Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ giống, nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho nông dân, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của xã Dân Hòa và địa phương lân cận, với thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.
Tương tự, với mô hình chăn nuôi gà giống áp dụng công nghệ cao, nhiều năm liền ông Hoàng Mạnh Ngọc (xã Liên Hà, huyện Đông Anh) là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Từ phong trào dồn điền, đổi thửa, xây dựng nông thôn mới của địa phương, gia đình ông Ngọc có điều kiện tích tụ đất đai, thành lập trang trại chăn nuôi gà quy mô 5 ha.
Trung bình mỗi năm, mô hình chăn nuôi gà giống áp dụng công nghệ cao mang lại doanh thu trên dưới 100 tỷ đồng cho ông Ngọc. Năm 2022, ông Hoàng Mạnh Ngọc vinh dự là 1 trong 100 nông dân được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao tặng danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc.
"Trang trại của tôi tự tin lai tạo ra những giống gà chất lượng vượt trội, cạnh tranh bình đẳng với các giống gà ngoại do công ty nước ngoài sản xuất. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, mà tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ địa phương trong xây dựng nông thôn mới, cũng như chia sẻ kinh nghiệm với các hội viên khác làm giàu từ mô hình nông nghiệp công nghệ cao.”, ông Hoàng Mạnh Ngọc chia sẻ.
Đây mới chỉ là 2 trong số những thành viên chủ chốt của Câu lạc bộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi TP. Hà Nội. Mặc dù mới đi vào hoạt động từ tháng 6/2023 song câu lạc bộ đã thổi luồng gió mới cho phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi Thủ đô.

-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric -
ESG là vũ khí để thu hút đầu tư -
Đề xuất lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Nông nghiệp công nghệ cao cần thêm nguồn lực từ doanh nghiệp -
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội: Hơn 1.000 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng hàng năm -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025