-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Lãnh đạo của 2 Tập đoàn bán lẻ lớn K-holdings và Coupang đến từ Hàn Quốc đã có mặt tại Hà Nội vào sáng nay 22/3/2018 để giao thương với các nhà cung ứng nông thủy sản Việt Nam. |
Hàn Quốc muốn gia tăng nhập nông sản Việt Nam
Ông Kim Dae Youn, Trưởng nhóm Thực phẩm thuộc Tập đoàn Coupang (Hàn Quốc) khẳng định, là doanh nghiệp bán lẻ qua thương mại điện tử lớn tại Hàn Quốc, Tập đoàn Coupang đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều sản phẩm thuộc nông thủy sản của Việt Nam.
“Chúng tôi đã bay 6 tiếng từ Hàn Quốc tới TP.Hồ Chí Minh rồi tới ra Hà Nội để gặp gỡ các doanh nghiệp cung ứng của Việt Nam và tôi mong muốn sẽ sớm “chốt” được đơn hàng với nhà cung ứng để có thêm nguồn cung sản phẩm đa dạng phục vụ người tiêu dùng trong nước”, ông Kim Dae Youn chia sẻ.
Tập đoàn Coupang là doanh nghiệp lớn về thương mại điện tử tại Hàn Quốc, vốn được ví như Amazon tại đất nước này, Coupang sở hữu các ứng dụng thương mại điện tử được nhiều người tiêu dùng Hàn Quốc lựa chọn. Năm 2016, doanh thu của Tập đoàn này đạt 1,8 tỷ USD.
Kinh doanh thương mại điện tử với quy mô doanh thu lớn, Tập đoàn Coupang đã tiếp thị tới doanh nghiệp/các nhà cung ứng Việt Nam những con số đáng để lưu tâm.
Ông Kim Dae Youn tiết lộ, Coupang đang sở hữu hệ thống kho bãi, logistic lớn gấp 100 lần sân bóng, và hàng hóa nhập từ Việt Nam sẽ được để tại đây để phục vụ các khách hàng của Coupang. Khách hàng chỉ cần chọn ứng dụng mua hàng của Coupang và đội ngũ vận chuyển của chúng tôi sẽ mang đến tận cửa nhà bạn sau 1 ngày”.
Trong khi đó, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn K-Holdings, ông Bae Keun- Jik cho rằng, Tập đoàn K-Holdings từng nhập khẩu rất nhiều nông sản từ Thái Lan, Trung Quốc để phân phối tại thị trường trong nước. Trong thời gian tới, Tập đoàn muốn gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.
Được biết, trong danh mục các mặt hàng mà 2 Tập đoàn K-holdings và Coupang có nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam, có nhiều cơ hội để các doanh nghiệp nông sản trong nước chớp thời cơ xuất khẩu, gồm: Gia vị/nước chấm; Các loại mì/miến/ phở và sản phẩm từ gạo đã đóng gói thành phẩm; Đồ hộp/hải sản đông lạnh đã thành phẩm; Hoa quả sấy khô hoặc cấp đông; Cà phê, chocolate, hạt điều, tiêu, quế, hồi; Đồ khô như thịt bò khô, gà khô, cá bò tẩm gia vị, mực khô...và Quả tươi (dừa, dứa, chuối, xoài, thanh long) và một số mặt hàng thực phẩm chế biến khác.
“Các doanh nghiệp hãy lưu ý các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường xuất khẩu để có những thay đổi về hình thức thiết kế bao bì phù hợp hơn với thị trường Hàn Quốc và cân đối giá chào bán hợp lý để có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các nhà cung cấp đến từ các quốc gia khác”, đại diện K-Holdings cho biết.
Doanh nghiệp Việt tận dụng thời cơ xuất khẩu
Hơn 70 doanh nghiệp trong nước chuyên về các ngành hàng sản xuất, chế biến nông thủy sản đã cớ mặt tại khán phòng của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) giữa tuần qua để trực tiếp giao thương với các “mắt xích” nhập khẩu hàng hóa thuộc 2 Tập đoàn bán lẻ và phân phối lớn từ Hàn Quốc là K-holdings và Coupang.
Đây là một phần hoạt động trong khuôn khổ Chương trình giao thương Doanh nghiệp Viêt Nam - Hàn Quốc do Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức với mục tiêu tăng cường hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.
Giao thương trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt và nhà nhập khẩu Hàn Quốc tại Hà Nội, sáng 22/3/2018. |
Sau thành công đưa sản phẩm dấm làm từ trái vải thiều sang Australia, thừa thắng xông lên, lãnh đạo Công ty TNHH Thương mại Ngân Giang Lục Ngạn (Thị trấn Chũ, Bắc Giang) đã không bỏ lỡ cơ hội có mặt tại buổi giao thương để đưa sản phẩm dấm qua Hàn Quốc.
Ông Hoàng Triều Cường, Phụ trách kinh doanh Công ty TNHH Thương mại Ngân Giang Lục Ngạn cho biết, dấm hoa quả các loại được Công ty cho ra mắt vào năm 2013 sau một thời gian dài nghiên cứu. Hàn Quốc là thị trường tiếp theo được Công ty đặt mục tiêu xuất khẩu dấm hoa quả, với sản phẩm khác biệt chế biến từ các loại quả, trong đó có loại dấm từ vải thiều.
Với quy mô doanh thu hơn 600 tỷ VNĐ năm 2017, trong đó 60% doanh thu đến từ xuất khẩu, sản phẩm chủ lực là nông sản, gồm: gạo chất lượng cao các loại đã từng xuất đi Australia, Nhật Bản… lãnh đạo Công ty cổ phần Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh đã “trực chiến” từ sớm với tham vọng tiếp thị sản phẩm xuất khẩu mới: hạt mắc ca, quả óc chó… tới thị trường Hàn Quốc.
Ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ cuối năm 2015 đã nối nhịp gia tăng trao đổi thương mại song phương đạt con số cao chưa từng thấy.
“Hàn Quốc đã là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Năm 2017, thương mại 2 chiều đạt 61,5 tỷ USD, tăng 41% so với 2016, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 15 tỷ USD”.
Các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong năm 2017 đều tăng trưởng cao như thủy hải sản tăng gần 23%, rau quả tăng 18%, các sản phẩm từ sắn tăng hơn 100%...
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 2 tháng 2018, Việt Nam đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá gần 2,8 tỷ USD sang thị trường này, tăng 44%.
Xuất khẩu không ngừng tăng cao là do doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả lợi thế thuế suất từ FTA Việt Nam - Hàn Quốc. Trong đó, những mặt hàng thủy sản, hạt tiêu, rau quả, giày dép và linh kiện, phụ tùng xe có tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế suất rất cao, đạt tỷ lệ 84% - 99%.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo