Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 14 tháng 05 năm 2024,
NST (Nhật Bản) rất coi trọng thị trường Việt Nam
Ngọc Linh - 23/08/2013 08:54
 
Ông Nobukiko Masuda, Giám đốc tiếp thị Công ty Numerical Simulation Tech (NST) cho biết, thông qua việc cung cấp ứng dụng kỹ thuật thao tác trên máy tính, hỗ trợ tính toán dựa trên các mô phỏng mà không cần chế tạo thực tế (CAE), NST kỳ vọng sẽ đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam, giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí và cải thiện chất lượng sản phẩm. Công nghiệp hỗ trợ dang tay đón vốn

Thưa ông, ứng dụng CAE sẽ đóng góp như thế nào đến sự phát triển của các ngành công nghiệp tại Việt Nam?

Bằng cách mô phỏng trên máy tính, chúng ta có thể dự tính được tính năng, tìm được nguyên tắc để các thiết kế tối ưu gần với thực tế nhất, cắt giảm được chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ông Nobukiko Masuda, Giám đốc tiếp thị Công ty
Numerical Simulation Tech (NST - Nhật Bản)

Hiện tại, ứng dụng CAE được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như đóng tàu, đường sắt, giáo dục, sản xuất ô tô, chế tạo máy móc, điện tử và thiết bị y tế.

Vì vậy, chúng tôi mong muốn sẽ đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau và nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm.

NST Việt Nam đang hướng đến những đối tượng khách hàng nào?

Khách hàng của chúng tôi là các công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, nghiên cứu và sản xuất.

Đó có thể là các công ty Việt Nam và cũng có thể là các công ty nước ngoài.

Hiện tại, NST Việt Nam chưa có khách hàng nào, vì chúng tôi đang trong quá trình đào tạo nhân viên, những người sẽ chịu trách nhiệm mở rộng kinh doanh của chúng tôi tại Việt Nam.

Ông nhìn nhận thế nào về xu hướng phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam?

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế được kỳ vọng sẽ còn tăng trưởng mạnh. Đó là lý do tại sao chúng tôi mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.

Chúng tôi cho rằng, Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh giống như Trung Quốc và công nghiệp sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn.

Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần phải cắt giảm chi phí, rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng sản phẩm, đó là các cơ hội cho chúng tôi.

Một trong những mục tiêu phát triển của Việt Nam là xây dựng một nền công nghiệp hỗ trợ vững mạnh. Ông đánh giá thế nào về sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện tại?

Nền kinh tế khu vực ASEAN đang phát triển nhanh, trong đó Việt Nam có rất nhiều lợi thế và chúng tôi coi Việt Nam là thị trường trung tâm của mình tại khu vực này.

Để tiến hành công nghiệp hóa, Việt Nam phải có những sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Hiện tại, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn còn yếu.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhìn thấy xu hướng tăng trưởng mạnh trong ngành này. Thời gian tới, khi cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập, sự cạnh tranh về năng lực sản phẩm, thiết bị ở Việt Nam ngày càng tăng và đòi hỏi phải có những nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như cắt giảm chi phí hơn nữa.

Rất coi trọng thị trường Việt Nam, nên chắc hẳn, NST đã có chiến lược bài bản trong việc cung cấp CAE tại đây?

Để cung cấp ứng dụng CAE tới khách hàng, các nhân viên của NST cũng phải có khả năng sử dụng CAE. Đó cũng chính là lý do mà hiện tại, NST Việt Nam vẫn trong quá trình đào tạo nhân viên.

Ngoài ra, trong tháng 9 tới, chúng tôi sẽ tham gia Triển lãm “Vietnam Manufacturing Expo 2013” tại Hà Nội.

Tại đây, hai kỹ sư của chúng tôi sẽ thuyết minh về dịch vụ CAE. Ngoài ra, tới tư cách là đại lý của Software Industry Siemens, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu về phần mềm Femap dùng để mô phỏng CAE.

Kết nối đầu tư trực tiếp Việt Nam - Nhật Bản
Trong các hoạt động kỷ niệm Năm hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản 2013, chào mừng kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư