
-
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng
-
Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới
-
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
-
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng -
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
![]() |
Nửa đầu tháng 5/2022: Ngân hàng độc tôn phát hành TPDN |
Báo cáo của Hiệp hội thị trường trái phiếu và số liệu của FiinPro cho thấy, nửa đầu tháng 5/2022, ngân hàng giữ vị trí độc tôn phát hành TPDN, doanh nghiệp bất động sản gần như vắng bóng (duy nhất một doanh nghiệp bất động sản phát hành 525 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế).
Cụ thể, tại thị trường trong nước, khối lượng TPDN phát hành nửa đầu tháng 5 đạt 6.300 tỷ đồng, toàn bộ đều đến từ các ngân hàng thương mại. Trong đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông phát hành khối lượng trái phiếu lớn nhất đạt 2.600 tỷ đồng. Theo sau là Ngân hàng TNHH MTV SHINHAN VIỆT NAM với tổng giá trị phát hành là 1.800 tỷ đồng (chiếm 36% giá trị phát hành); BIDV với 1.350 tỷ đồng; SeABank 500 tỷ đồng và MB 50 tỷ đồng.
Doanh nghiệp bất động sản duy nhất phát hành TPDN nửa đầu tháng 5/2022 là trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế. Trước đó, cuối năm 2021, doanh nghiệp này đã công bố kế hoạch phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế với tổng giá trị tối đa là 1,5 tỷ USD, dự kiến phát hành theo 2 đợt, nhằm bổ sung vốn hoạt động của doanh nghiệp, qua đó thanh toán cho các khoản phí, chi phí cho việc phát hành trái phiếu; tăng quy mô vốn hoạt động của tập đoàn.
Theo kế hoạch, năm nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ phát hành lượng lớn TPDN. Đơn cử, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia đã phê duyệt phương án phát hành riêng lẻ tối đa 300 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có đảm bảo bằng tài sản, trái phiếu có kỳ hạn tối đa 2 năm, lãi suất cố định 11%/năm. Công ty Cổ phần Tập đoàn ASG đã có Nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt phương án phát hành trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có bảo đảm bằng tài sản với giá trị phát hành là 300 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 9.5%/năm.
Về phía ngân hàng, HDBank đã phê duyệt phương án phát hành trái phiếu lần 1 năm 2022 với tổng mệnh giá phát hành tối đa 15.000 tỷ đồng và lần 2 năm 2022 với tổng mệnh giá phát hành tối đa 3.000 tỷ đồng.

-
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng -
Vàng rời xa mốc 3.300 USD/ounce, chờ đợi chuyển động mới trong đàm phán thương mại -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng -
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện -
Siết tỷ lệ đòn bẩy từ 1/7: Không cản trở hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp -
Khắc phục những bất cập của gói hỗ trợ lãi suất 2% -
Nghị quyết 68: Ngân hàng thương mại tiếp sức kinh tế tư nhân "cất cánh"
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh