-
Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng -
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam
Chỉ cần NVL và PDR hết trắng bên mua (không có lực mua), khớp hết hàng chục ngàn, trăm ngàn lệnh bán sàn liên tục thời gian qua – khi đó thị trường có thể tạm xem là đáy ngắn hạn – đây là tâm lý của nhiều nhà đầu tư trong suốt 2-3 tuần qua.
Trong đó, việc giá cổ phiếu NVL và PDR giảm mạnh, ngoài ảnh hưởng chung bởi nhóm cổ phiếu bất động sản giảm mạnh trước lo ngại về vấn đề trái phiếu và gặp thách thức khi room tín dụng không dồi dào, lãi suất tăng, thì 2 cổ phiếu này cũng gặp áp lực bán giải chấp mạnh từ các công ty chứng khoán.
Bởi vậy, khi lượng cổ phiếu treo sàn lớn liên tục cả hơn chục phiên qua được khớp, có thể hiểu rằng, lượng tiền lớn chính thức nhập cuộc, cân lực bán force sell quyết liệt này, và theo đó làm giảm áp lực cung trên thị trường.
Ngay từ đầu phiên sáng, lần đầu tiên sau 13 phiên sàn, NVL có lực mua khủng trong phiên sàn thứ 14. Lệnh nháy liên tục ở cổ phiếu NVL gây phấn khích không nhỏ cho nhà đầu tư, rất nhanh chóng, hàng chục triệu cổ phiếu được khớp. Trong phiên, có lúc NVL đã thoát sàn và lên giá xanh, nhưng kết phiên vẫn đóng cửa giá sàn với dư bán sàn 6 triệu cổ phiếu. Tổng kết, đã có hơn 125 triệu cổ phiếu NVL được sang tay, tương đương giá trị giao dịch lên đến 3.300 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% thanh khoản trên HOSE.
Sau NVL, cổ phiếu PDR cũng phát ra tín hiệu tích cực, dù rằng tính cả phiên hôm nay, là tròn 13 cây sàn. Lượng khớp lệnh khủng gần 35 triệu đơn vị, nhưng vẫn là khá thấp so với lượng dư bán sàn (có lúc 110 triệu cổ phiếu).
Và một cổ phiếu khác trong nhóm bất động sản cũng được chú ý là HPX vẫn dư bán sàn gần 38 triệu đơn vị.
Với diễn biến khớp lệnh như trên, hàng loạt các cổ phiếu bất động sản khác tiếp tục duy trì sắc tím từ đầu phiên, nhưng không hẳn toàn bộ đều duy trì được đến hết phiên. Điển hình như DXG, SCR, DIG, BCG, DPR, ….mất sắc tím khi đóng cửa, nhưng vẫn tích cực ở sắc xanh.
Tiếp nối đà giảm điểm của phiên trước, thị trường mở cửa nhanh chóng rơi vào trạng thái giảm. Sau khi chạm mốc 950 điểm, lực cầu dần xuất hiện đưa thị trường về sắc xanh tăng gần 3%. Tuy nhiên, đà tăng đã không còn được giữ vững vào phiên chiều, với tâm lý thận trọng lan tỏa.
Kết phiên, VN-Index dừng ở 952 điểm, tương ứng giảm - 8,53 điểm (- 0,89%). Tổng khối lượng giao dịch bất ngờ tăng mạnh so với phiên trước khi tăng hơn 75% đạt hơn 1.050 triệu đơn vị tương ứng với hơn 16.672 tỷ đồng về giá trị. Tâm điểm thuộc về NVL.
Phiên hôm nay ghi nhận 251 mã tăng chiếm ưu thế so với 182 mã giảm. Nhóm VN30 dao động mạnh,có 11 mã tăng giá như PLX (+3,6%), BID (+2,7%), VNM (+2,1%), SSI (+1,6%), STB (+1,2%) ... Ở chiều ngược lại, có đến 18 mã giảm giá, NVL (-7%) và PDR (-6,7%) vẫn giảm kịch sàn mặc dù có khối lượng khớp lệnh đột biến, tiếp theo là VIC (-4,7%), VHM (-3,5%), MSN (-3,5%) ...
Xét theo nhóm ngành, diễn biến phân hóa càng nổi bật hơn và cũng phân hóa giữa các cổ phiếu trong từng nhóm ngành. Nổi bật là sự vươn lên của nhóm Dầu khí nhiều mã tăng mạnh như: PLX, PVD, PVS, BSR, ..., tiếp đến là nhóm Chứng khoán, nhóm Vận tải – Kho bãi …
Nhóm Bất động sản mặc dù giảm điểm do ảnh hưởng của các cổ phiếu có Vốn hóa lớn VIC, VHM, NVL,... những mã này cũng thuộc top những cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index hôm nay.Nhưng tại nhóm vừa và nhỏ vẫn có diễn biến tăng khá mạnh.
Với nhóm Thép lùi bước sau chuỗi phiên tăng điểm, nhóm Hóa chất vẫn trong trạng thái thận trọng ...
Điểm sáng đến từ khối ngoại khi mua ròng phiên thứ 2 liên tiếp, với giá trị phiên nay hơn 255 tỷ đồng trên sàn HSX, mua nhiều tại VNM (+74,5 tỷ), SSI (+67,3 tỷ), MBB (+63,4 tỷ), FUEVFVND (+47 tỷ), BID (+38,8 tỷ) … Ngược lại, họ bán nhiều tại DGC (-68,3 tỷ), E1VFVN30 (-34,1 tỷ), NVL (-30,3 tỷ), GEX (-25,1 tỷ), VCB (-22 tỷ) …
Chuyên gia Rồng Việt đánh giá, thị trường dao động mạnh với thanh khoản tăng cao và thất bại trong việc vượt khỏi vùng cản 975 điểm của VN-Index, cho thấy áp lực cung đang gia tăng trở lại và lấn át dòng tiền hỗ trợ. Diễn biến này một phần là do động thái “giải cứu” NVL chưa thành, lại gây tác động tâm lý không tốt cho nhà đầu tư.
Dự kiến áp lực cung sẽ tiếp tục gây sức ép cho thị trường trong phiên giao dịch tiếp theo, dẫn đến khả năng lùi bước của thị trường với vùng hỗ trợ 930 điểm tại VN-Index. Hiện tại, thị trường đang cần thêm thời gian để hấp thu nguồn cung, đồng thời kiểm tra lại dòng tiền hỗ trợ.
-
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử