
-
Sông Đà 11 gia hạn thời gian nộp tiền đợt chào bán hơn 18 triệu cổ phiếu
-
DIC Corp bán sỉ dự án để hỗ trợ kết quả kinh doanh ngắn hạn
-
Lộ diện nhà đầu tư mới vào dự án Cát Bà Amatina
-
Hanoitourist "dứt ruột" thoái vốn -
Xây dựng CDC lên kế hoạch lãi 47,28 tỷ đồng trong năm 2025
Theo báo cáo tài chính quý II/2025 vừa công bố, CTCP chứng khoán OCBS (tiền thân là CTCP chứng khoán Quốc tế Việt Nam - VIS) báo lãi ròng chỉ hơn 2,1 tỷ đồng, giảm mạnh 70,36% so với cùng kỳ năm trước. Dù doanh thu tăng, các khoản chi phí lớn, đặc biệt là chi phí quản lý, đã kéo lợi nhuận đi lùi. Đây cũng là quý đầu tiên doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh sau khi chính thức đổi tên, tái định vị thương hiệu và tái cấu trúc toàn diện hoạt động.
Cụ thể, doanh thu hoạt động trong quý II/2025 đạt 28,6 tỷ đồng, tăng gần 60% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ đẩy mạnh các mảng kinh doanh cốt lõi. Tuy nhiên, chi phí hoạt động và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh đã bào mòn lợi nhuận. Chi phí hoạt động tăng 114,64% lên gần 12,9 tỷ đồng, trong khi chi phí quản lý công ty chứng khoán tăng 166,78% lên gần 12 tỷ đồng. Kết quả là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm gần 49%, xuống còn chưa đến 3,8 tỷ đồng. Cùng đó, chi phí hoạt động tài chính cũng cao hơn cùng kỳ, khi tăng lên hơn 1,4 tỷ đồng so với mức vài chục triệu trước đó.
![]() |
Kết quả kinh doanh quý II/2025 - Nguồn: BCTC |
Giải trình nguyên nhân lợi nhuận giảm sâu, lãnh đạo OCBS cho biết doanh nghiệp đang thực hiện mở rộng và tái cấu trúc bộ máy vận hành. Trong quý II/2025, công ty triển khai nhiều hoạt động như tuyển dụng nhân sự, đầu tư trang thiết bị, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật... khiến tổng chi phí hoạt động và quản lý tăng thêm gần 14,3 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối quý II/2025, OCBS đã hoàn tất tăng vốn lên 1.200 tỷ đồng, gấp 4 lần so với thời điểm trước khi triển khai phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Cụ thể, vào ngày 20/6, OCBS hoàn tất chào bán thành công 90 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thu về 900 tỷ đồng. Hiện Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Hướng Việt là cổ đông lớn nhất, sở hữu 93,46% vốn tại OCBS, tăng nhẹ so với mức 93,37% tại thời điểm cuối quý I.
Đợt phát hành trên cũng là nguồn tài trợ chính giúp mở rộng quy mô tài sản của OCBS lên 1.387 tỷ đồng đến cuối quý II. Theo phương án phân bổ, OCBS dự kiến dùng 475 tỷ đồng cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ và ứng trước tiền bán, 400 tỷ đồng cho hoạt động tự doanh chứng khoán, còn lại là đầu tư trụ sở, hạ tầng và công nghệ.
Đến ngày 30/6, phần lớn tài sản tăng thêm hầu hết vẫn đang nằm ở khoản mục tiền và tương đương tiền (891 tỷ đồng). Công ty chứng khoán này cũng đẩy mạnh cho vay ký quỹ với giá trị khoản cho vay đạt 313,6 tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần thời điểm đầu năm. Ngoài ra, OCBS cũng bắt đầu đẩy mạnh hoạt động tự doanh. Cơ cấu danh mục đầu tư thay đổi đáng kể khi OCBS bán toàn bộ cổ phiếu OCB nắm giữ với mức lỗ nhẹ và phần lớn trái phiếu CTCP Toàn Hải Vân với khoản lãi gần 4 tỷ đồng,
Hiện danh mục đầu tư của OCBS hiện tập trung nhiều nhất vào cổ phiếu của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) với giá trị mua vào gần 57,5 tỷ đồng. Đến cuối quý II, khoản đầu tư trên tạm lãi 12,7%. Đầu tháng 7 vừa qua, HĐQT CTCP Chứng khoán OCBS (OCBS) ngày 02/07 đã thông qua hạn mức tự doanh cổ phiếu CTCP Hoàng Anh Gia Lai với quy mô 220 tỷ đồng. So với kế hoạch sử dụng vốn mới phát hành cho tự doanh, hạn mức đầu tư 220 tỷ đồng đầu tư vào HAG tương đương tới hơn một nửa kế hoạch phân bổ nguồn vốn.
![]() |
Danh mục đầu tư của OCBS - Nguồn: BCTC |
Chuyển động mới tại OCBS gắn với động thái thay tên cùng ban điều hành mới ở quý đầu năm. Vào tháng 3/2025, tại ĐHĐCĐ thường niên, VIS chính thức thông qua việc đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán OCBS. Công ty cũng cho biết sẽ khởi động chiến lược phát triển mới với định vị là công ty chứng khoán theo mô hình ngân hàng đầu tư. Đi kèm đó còn là những thay đổi lớn về nhân sự khi ông Nguyễn Đức Quân Tùng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc, thay cho ông Dương Kỳ Hiệp, từ ngày 10/2/2025. Ông Tùng sau đó tiếp tục được bầu giữ vai trò Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc điều hành tại ĐHĐCĐ.
OCBS cũng đã chuyển trụ sở chính từ Hà Nội vào TP.HCM. Theo định hướng đề ra, OCBS xác định ba trụ cột chiến lược cho giai đoạn mới gồm: ngân hàng đầu tư, kinh doanh vốn và tự doanh và dịch vụ chứng khoán. Tuy nhiên, kết quả quý II cho thấy áp lực chi phí lớn trong giai đoạn mới, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh ngắn hạn.

-
OCBS sau quý đầu chuyển mình: Lợi nhuận giảm 70%, danh mục tập trung vào cổ phiếu HAG -
Xây dựng CDC lên kế hoạch lãi 47,28 tỷ đồng trong năm 2025 -
Cảng Đình Vũ sẽ góp hơn 23,9 tỷ đồng nâng cấp luồng hàng hải tại Hải Phòng -
Nhà Khang Điền, Hodeco lấn sân sang bất động sản công nghiệp -
Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh số nửa đầu năm 2025 đạt 135,6 triệu USD -
Kinh Bắc “khát vốn” giữa lúc tiềm năng còn bỏ ngỏ -
Nhựa Pha Lê sắp chào bán riêng lẻ 20 triệu cổ phiếu với giá cao hơn thị trường
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045