
-
Giải pháp gỡ vướng trong quản lý ngân sách nhà nước cho các xã mới sau sáp nhập
-
Thủ tướng thăm cây cầu mới qua sông Hương và dự án nhà ở xã hội tại Huế
-
Thủ tướng: Các Anh hùng liệt sĩ đã làm rạng rỡ non sông, đất nước ta
-
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU
-
Khánh Hòa hiện thực hóa tầm nhìn thành phố trực thuộc Trung ương -
Hải Phòng thông qua 16 Nghị quyết tại kỳ họp thường lệ đầu tiên sau hợp nhất
![]() |
Một cảng bốc dỡ hàng hóa tại Hamburg (Đức). Ảnh: Reuters |
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hôm qua tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng với kinh tế toàn cầu năm nay và 2020. Căng thẳng thương mại và bất ổn quanh việc Anh rời EU (Brexit) khiến thương mại và kinh doanh toàn cầu chịu ảnh hưởng.
OECD dự báo toàn cầu chỉ tăng trưởng 3,3% năm nay và 3,4% năm tới. Tốc độ này giảm lần lượt 0,2% và 0,1% so với báo cáo tháng 11 năm ngoái.
"Mức độ bất ổn chính sách cao, căng thẳng thương mại kéo dài và niềm tin tiêu dùng, kinh doanh tiếp tục suy giảm là nguyên nhân cho việc này", OECD cho biết, "Bất ổn chính sách tại châu Âu vẫn còn rất lớn, trong đó có Brexit. Nếu việc này không diễn ra đúng trật tự, các nền kinh tế châu Âu sẽ phải trả giá đắt".
Châu Âu vẫn còn chịu tác động từ rủi ro Brexit, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và nhiều điểm yếu khác, như nguy cơ Italy suy thoái. Với Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu, OECD hạ tới nửa tốc độ tăng trưởng dự báo, về 0,7% năm nay. Năm tới, con số này có thể hồi phục nhẹ lên 1,%. Kinh tế Đức phụ thuộc vào xuất khẩu. Vì thế, họ chịu ảnh hưởng mạnh khi nhu cầu toàn cầu yếu đi và các rào cản thương mại tăng lên.
Trong khi đó, các số liệu gần đây cho thấy thu nhập cá nhân tại Mỹ hồi tháng 1 giảm lần đầu tiên trong hơn 3 năm. Chi tiêu tiêu dùng tháng 12 cũng giảm mạnh nhất kể từ năm 2009. Việc này đang đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào quỹ đạo tăng trưởng yếu ngay từ đầu năm.
Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhì thế giới cũng đang đối mặt với nhiều dấu hiệu kém lạc quan. Họ đang tìm cách thúc đẩy nền kinh tế bằng kế hoạch giảm thuế và tăng chi cho cơ sở hạ tầng. Năm ngoái, nước này cũng tăng trưởng chậm nhất gần 3 thập kỷ, do nhu cầu trong nước yếu và chiến tranh thương mại với Mỹ.

-
Khánh Hòa hiện thực hóa tầm nhìn thành phố trực thuộc Trung ương -
Hải Phòng thông qua 16 Nghị quyết tại kỳ họp thường lệ đầu tiên sau hợp nhất -
Hoàn thiện thủ tục hành chính phân cấp cho địa phương, bảo đảm sản xuất, kinh doanh thông suốt -
Quy chế hoạt động của BCĐ Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công -
6 tháng cuối năm, Hà Nội đặt mục tiêu tạo việc làm mới cho gần 60.000 lao động -
Đề xuất rút gọn biểu thuế thu nhập cá nhân để tăng hiệu quả điều tiết -
Khánh Hòa định hướng mở rộng không gian phát triển như thế nào sau sáp nhập?
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín