
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
Một trong những lý do lớn nhất là định giá P/E năm 2022 là 13 lần, cho năm 2023 là 10 lần - mức rất hấp dẫn so với trong quá khứ cũng như so với các thị trường Đông Nam Á, ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital chia sẻ trong phần thảo luận thuộc phiên 2 với chủ đề: “Phát triển thị trường vốn và thị trường bất động sản” - nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tư diễn ra ngày 5/6/2022 tại TP.HCM.
Về thị trường toàn cầu đang không ổn định, trong đó vấn đề lạm phát và xung đột Nga - Ukraine, và lãi suất tăng ở thị trường Mỹ đã ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán. Theo đó, thị trường Việt Nam cũng đã giảm mạnh.
Nhưng, ông Don Lam cho là ngắn hạn, nhà đầu tư cần bình tĩnh, cần niềm tin - rất quan trọng cho thị trường chứng khoán. Vừa qua, có nhiều lùm xùm làm mất niềm tin nhà đầu tư đơn lẻ, về lâu dài sẽ ổn định, nhiều nhà đầu tư đơn lẻ sẽ chuyển qua các quỹ đầu tư lớn chuyển nghiệp thì thị trường mới ổn định hơn.
Chia sẻ trong diễn đàn, ông Don Lam cho biết chỉ vừa đi nước ngoài về hôm qua, và ghi nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện VinaCaptial có 20.000 nhà đầu tư trong và ngoài nước và con số này sẽ tăng hàng ngày, và tập trung tăng là nhà đầu tư trong nước.
“Hiện quỹ tăng trưởng nhanh nhất là nhà đầu tư trong nước, điều này rất vui”, ông Don Lam nói.
Theo ông Don Lam, nếu muốn kêu gọi đầu tư hơn nữa thì quan trọng nhất là nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi. Trong đó, cần 5 điều kiện quan trọng, bao gồm quan trọng nhất là thanh khoản. Khoảng trước năm 2019, thanh khoản chỉ mấy trăm triệu USD, tới năm 2021 là cả tỷ USD/ngày.
“Nếu thanh khoản có thể lên 2-3 tỷ USD/ngày nữa thì nhà đầu tư nước ngoài lớn sẽ vào. Theo đó, cần cải thiện thanh khoản hơn, trong đó cần nhiều sản phẩm hơn, thêm các DN niêm yết trên sàn hơn (như cổ phần hoá, IPO...”, ông Don Lam chia sẻ.
Bên cạnh đó là các vấn đề về khả năng thanh toán dễ dàng, quản trị và quản lý; thông tin minh bạch (hiện nhiều doanh nghiệp chưa có minh bạch nên chưa tạo được niềm tin với. nhà đầu tư nước ngoài). Và tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
Ông Don Lam cho rằng, giới hạn sở hữu nước ngoài đang kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, thu hẹp số lượng cổ phiếu mà người nước ngoài có thể đầu tư vào, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài phải trả các khoản phí đắt đỏ nếu muốn đầu tư thêm.
Ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng, thường đại diện cho ngành lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường (thanh khoản cao sẽ giúp vốn hoá tăng lên rất nhiều), bị giới hạn ở mức 30% vốn nước ngoài sở hữu. Khi tính thanh khoản thấp, các ngân hàng sẽ bị định giá thấp hơn so với tiềm năng và lợi nhuận của mình.
Chia sẻ thêm thông tin tại diễn đàn, TS.Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, cơ quan quản lý đang xem xét vấn đề nới room với một số ngân hàng thương mại, và theo cam kết của EVFTA thì Việt Nam sẽ xem xét cho 2 tổ chức tín dụng châu Âu được phép sở hữu tới 49% vốn điều lệ của 2 ngân hàng Việt Nam.
Câu hỏi được đặt ra cho ông Don Lam, nếu nâng hạng được, thị trường chứng khoán sẽ hút được dòng vốn như thế nào?
“Nếu nâng hạng được, có thể hút nguồn vốn mới hoàn toàn vào thị trường Việt Nam khoảng 10 tỷ USD, và như lời khẳng định với nhà đầu tư nước ngoài là thị trường Việt Nam minh bạch và đang phát triển”, ông Don Lam nói.
Dĩ nhiên, Việt Nam cần thực hiện một số việc nhỏ khác, là cần thêm hàng hóa như thông qua thúc đẩy quá trình cổ phần hoá, tư nhân hoá. Tạo khuôn khổ pháp lý/thuê cho các quỹ hưu trí độc lập – chìa khoá để chuyển dịch sang đầu tư dài hạn. Khuyến khích chuyển đổi từ đầu tư đơn lẻ sang các quỹ quản lý chuyên nghiệp và có thể gỉảm thiểu biến động trong dài hạn.
Đồng thời, tăng cường các quy định pháp luật về chứng khoán để đẩy mạnh tính minh bạch và trách nhiệm gỉai trình - điều này rất quan trọng trong việc giữ vững lòng tin của các nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Ông Don Lam tiết lộ thêm, hai quỹ lớn của VinaCapital là VESAF và VEOF tăng trưởng lần lượt 67% và 56,5%, trong khi Vnindex tăng trưởng 35,7%. Năm nay thị trường có xuống 15-20% thì hai quỹ của VinaCapital vẫn không thua lỗ.
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh