
-
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE
-
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu
-
Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds
-
VietBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, tăng vốn lên gần 11.000 tỷ đồng và niêm yết
-
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp An lộc tích lũy thịnh vượng -
Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
TIN LIÊN QUAN | |
Chứng khoán Đại Việt miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT vừa bị bắt giam | |
NHNN cam kết hỗ trợ Ngân hàng Xây dựng đảm bảo thanh khoản | |
Bắt Nguyên chủ tịch, tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng |
Sáng nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB) sau khi một số lãnh đạo của VNCB bị bắt để phục vụ điều tra.
![]() | ||
Sau BIDV, Vietcombank cũng ra tay hỗ trợ ngân hàng yếu kém |
Mục đích hợp tác là để hỗ trợ ngân hàng này trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu, trong đó có việc xử lý các vấn đề liên quan đến xử lý nợ xấu, hỗ trợ thanh khoản, giúp nâng cao quản trị, điều hành, kiểm soát…
Như vậy, thêm một ngân hàng quốc doanh nữa ra tay cứu trợ ngân hàng yếu kém.
Trước đó, cuối năm 2011, thực hiện chỉ đạo của NHNN, Ngân hàng BIDV cũng đã tiến hành ký Thỏa thuận hợp tác Chiến lược, toàn diện với 3 ngân hàng hợp nhất là Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Theo thông báo của SBC (ngân hàng hợp nhất từ 3 ngân hàng trên), đến cuối năm 2012, ngân hàng này đã hoàn trả toàn bộ khoản vay hỗ trợ từ BIDV, bao gồm 2.464 tỷ đồng nợ gốc và 179 tỷ đồng nợ lãi.
Việc VCB ra tay hỗ trợ VNCB khiến người dân yên tâm hơn về hoạt động của ngân hàng này.
Trước đó, theo thông báo của NHNN, ngày 29/7/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bị can đối với: ông Phạm Công Danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh, ông Phan Thành Mai, nguyên thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Thiên Thanh, ông Mai Hữu Khương, nguyên thành viên Hội đồng quản trị, phụ trách Tài chính Tập đoàn Thiên Thanh. Những nhân vật này đều tham gia Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB). Trong đó, ông Phạm Công Danh là Chủ tịch Ngân hàng VNCB còn ông Phan Thành Mai là Tổng Giám đốc ngân hàng này.
Dù hai lãnh đạo cao nhất của VNCB bị bắt tạm giam, song thông báo của NHNN cho biết, từ năm 2012 cho đến nay, VNCB hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của Tổ Giám sát do Ngân hàng Nhà nước thành lập. Vì thế sự việc trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngân hàng này.
Hôm qua, trả lời phóng viên tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra ngày 31/7, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến khẳng định, việc một số cá nhân từng tham gia Ngân hàng Xây dựng bị bắt giam, NHNN đã và đang giám sát để bảo đảm rằng hoạt động của Ngân hàng không bị ảnh hưởng bất lợi bởi sự kiện này; những dấu hiệu vi phạm pháp luật, qua quá trình giám sát thanh tra thì NHNN đã có phát hiện và có biện pháp xử lý. Vừa qua cơ quan pháp luật đã vào cuộc, NHNN đã phối hợp với các địa phương thông tin để người gửi tiền yên tâm. Đồng thời, NHNN cũng dự phòng các biện pháp, trong đó có hỗ trợ thanh khoản với ngân hàng này.
“Trong 2 ngày qua, đã có người gửi tiền tại Ngân hàng Xây dựng đến rút tiền, tuy nhiên theo số liệu chúng tôi nắm được, chỉ sang ngày thứ hai, tức là ngày hôm nay, thì hầu như không còn”, Phó Thống đốc nói.
Lãnh đạo NHNN cũng nhấn mạnh, trong quá trình giám sát hệ thống ngân hàng cũng như cơ cấu các ngân hàng yếu kém, tất cả tiền gửi của người gửi tiền đều được bảo đảm. Chỉ có một số ít người thiếu tin tưởng, nôn nóng rút tiền trước thời hạn, từ đó không được hưởng lãi thì chịu thiệt thòi. Do đó, người gửi tiền nên tin tưởng vào các biện pháp của Chính phủ, của NHNN, không nên vội vàng rút tiền sớm, ảnh hưởng đến quyền lợi của chính người gửi tiền. Các biện pháp của NHNN sẽ bảo đảm hoạt động của ngân hàng luôn được duy trì an toàn, khắc phục tất cả những tồn tại, hạn chế và tiếp tục phát triển, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.
Thùy Liên
-
Techcombank định hình hệ sinh thái dựa trên công nghệ, dữ liệu
-
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE
-
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu
-
Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds
-
VietBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, tăng vốn lên gần 11.000 tỷ đồng và niêm yết -
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp An lộc tích lũy thịnh vượng -
Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí -
Đối diện “cơn bão kép”, PNJ đặt mục tiêu lãi sau thuế 1.960 tỷ đồng -
Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng -
Vay tiêu dùng- cách người dân và tổ chức tài chính cùng góp phần phục hồi kinh tế -
ĐHĐCĐ KienlongBank: Thông qua phương án niêm yết cổ phiếu vào quý IV/2025
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô