Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 26 tháng 08 năm 2024,
Ông Nguyễn Huy Tiến được bầu làm Viện trưởng Viện KSND Tối cao
Nguyễn Lê - 26/08/2024 15:29
 
Ông Tiến trở thành người kế nhiệm ông Lê Minh Trí - người vừa được Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và bầu giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.
.
Ông Nguyễn Huy Tiến, tân Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Như vậy, ông Tiến trở thành người kế nhiệm ông Lê Minh Trí - người vừa được Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và bầu giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.

Ông Nguyễn Huy Tiến sinh năm 1968, có quá trình công tác gắn liền với ngành kiểm sát.

Năm 2015, ông là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

Gần 2 năm sau, ông Tiến được bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và Kiểm sát - Điều tra án tham nhũng, chức vụ thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam, khi đang là Kiểm sát viên cao cấp.

Tháng 9/2018, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Huy Tiến giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và tiếp tục được bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, theo quyết định của Chủ tịch nước.

Đến tháng 4/2020, ông Tiến được chỉ định giữ chức vụ Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và đảm nhiệm vị trí Phó Viện trưởng Thường trực Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hai tháng sau đó.

Tháng 6/2020, ông Tiến được Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phân công trực tiếp chỉ đạo công tác của 6 đơn vị và 25 viện kiểm sát nhân dân địa phương vùng Bắc bộ. Thời điểm này, ông cũng là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Viện Kiểm sát Nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Việt Nam. Đây là cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao được quy định tại Điều 63, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân.

Trong đó, bên cạnh nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện Kiểm sát Nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có quyền quy định bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát Nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có quyền trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Đây cũng là người có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.

Ngày 26/8, Quốc hội họp bất thường xem xét nội dung về công tác nhân sự
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có thông cáo báo chí về Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư