
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
![]() |
Ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Tập đoàn BCG |
Thành công với chiến lược M&A
Chia sẻ tại Phiên 2 của Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2024 (M&A Vietnam Forum 2024) lần thứ 16 do Báo Đầu tư tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư diễn ra tại Khách sạn JW Marriott Saigon (TP.HCM) chiều ngày 27/11/2024, ông Phạm Minh Tuấn cho biết mua bán - sáp nhập (M&A) là chiến lược được Bamboo Capital sử dụng nhiều năm qua để đưa Tập đoàn phát triển mạnh mẽ.
Theo ông Phạm Minh Tuấn, từ năm 2018, khi Việt Nam ban hành các chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, lĩnh vực này đã thu hút nhiều nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư quốc tế lẫn trong nước. Hai quyết định 11 và 13 của Bộ Công thương, liên quan đến cơ chế giá FIT (giá cố định), đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các dự án điện mặt trời và điện gió. Chỉ trong giai đoạn từ 2018 đến đầu 2021, Việt Nam đã bổ sung 26 GW công suất năng lượng tái tạo vào hệ thống điện quốc gia, đóng góp khoảng 15% tổng sản lượng điện cả nước, đưa năng lượng tái tạo trở thành trụ cột quan trọng trong ngành năng lượng.
Tuy nhiên, thời gian đầu, không ít nhà đầu tư quốc tế ban đầu tỏ ra e ngại trước các quy định về hợp đồng mua bán điện (PPA) và vai trò của EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam). Theo ông Phạm Minh Tuấn, quá trình làm việc và hỗ trợ nhà đầu tư quốc tế hiểu rõ hơn về môi trường pháp lý tại Việt Nam đã giúp tạo niềm tin, thu hút nguồn vốn từ các quốc gia như Thái Lan, Nhật Bản và Tây Âu.
Chính sách khuyến khích đã tạo ra làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ cả trong và ngoài nước. Ban đầu, các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về cơ chế giá FIT và hợp đồng mua bán điện (PPA) của Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi hiểu rõ hơn về các cơ chế, cũng như vai trò của EVN, các nhà đầu tư nước ngoài đã an tâm hơn. Một số tổ chức tài chính quốc tế bắt đầu tham gia, chấp nhận việc các hợp đồng PPA vẫn còn một số không chắc chắn. Điều này đã thúc đẩy làn sóng đầu tư vào năng lượng tái tạo, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Thái Lan, Nhật Bản và các nước Tây Âu.
Hiện nay, Việt Nam tiếp tục giữ vị thế hấp dẫn với các chính sách mới như cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) hay phát triển điện mặt trời áp mái. Tận dụng những cơ hội này, Bamboo Capital đã trở thành một trong những đơn vị tiên phong và dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tập đoàn hiện sở hữu 700 MW công suất từ các dự án đã đi vào hoạt động và đang triển khai thêm 550 MW. Đặc biệt, Bamboo Capital cũng đầu tư mạnh vào lĩnh vực điện rác với nhà máy tại TP.HCM, có công suất xử lý 2.600 tấn rác/ngày và dự kiến mở rộng lên 8.000 tấn/ngày, đưa dự án trở thành một trong những nhà máy điện rác lớn nhất thế giới.
Với mục tiêu đạt 2 GW công suất vào năm 2027, Bamboo Capital đã đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, không chỉ hợp tác với các nhà đầu tư quốc tế mà còn tích cực thực hiện các thương vụ M&A. Theo ông Phạm Minh Tuấn, chiến lược M&A chính là một phần trong DNA phát triển của Bamboo Capital, giúp tập đoàn mở rộng quy mô, nâng cao vị thế và góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Một ví dụ điển hình cho chiến lược M&A thành công của Bamboo Capital chính là thương vụ mua lại 80% cổ phần Bảo hiểm AAA từ Tập đoàn IAG (Úc) vào tháng 12/2022. Khi đó, AAA đối mặt với nhiều khó khăn về quy trình bồi thường và dịch vụ khách hàng, doanh thu chỉ khoảng 196 tỷ đồng. Sau thương vụ, Bamboo Capital nhanh chóng tái cấu trúc, định vị lại thương hiệu và đầu tư mạnh vào nhân sự cũng như vận hành.
Kết quả, chỉ sau ba năm, Bảo hiểm AAA đã vươn lên từ vị trí thứ 27/32 trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ, dự kiến đạt tổng doanh thu dự kiến 1.500 tỷ đồng vào năm nay và lọt Top 15 công ty bảo hiểm phi nhân thọ tốt nhất Việt Nam. Thành công này không chỉ thể hiện năng lực quản trị của Bamboo Capital mà còn khẳng định M&A không đơn thuần là doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước mua lại và hồi sinh những công ty do nước ngoài quản lý.
Làm thế nào để M&A thành công?
Ông Phạm Minh Tuấn cũng chia sẻ góc nhìn sâu sắc về các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A), đặc biệt là yếu tố tạo nên thành công thực sự của một giao dịch. Theo ông, thành công của một thương vụ không chỉ giới hạn ở thời điểm hoàn tất thủ tục đóng deal, mà còn phụ thuộc vào những bước tiếp theo, như tái cơ cấu và vận hành doanh nghiệp sau sáp nhập.
Ông Tuấn giải thích: "Với những thương vụ mà bên mua chỉ sở hữu một phần cổ phần hoặc xây dựng mô hình đồng sở hữu, thời điểm ký kết chỉ là khởi đầu của một mối quan hệ hợp tác lâu dài. Ngược lại, với các giao dịch mà bên mua chiếm quyền kiểm soát hoặc sở hữu hoàn toàn doanh nghiệp, việc hoàn tất đóng deal có thể được xem là thành công".
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm thực tiễn, ông cho biết Bamboo Capital đã lớn mạnh nhờ M&A, M&A chính là “DNA” của Bamboo Capital, Tập đoàn từng đảm nhiệm nhiều vai trò trong cả tư cách bên mua lẫn bên bán. Qua đó, tập đoàn nhận thấy sự khác biệt rõ rệt khi làm việc với đối tác quốc tế và trong nước.
Với đối tác quốc tế, có sự đa dạng trong mức độ hiểu biết về thị trường Việt Nam. Có những nhà đầu tư nước ngoài chưa hiểu biết nhiều về thị trường Việt Nam. Khi đó, để giao dịch thành công, chúng ta cần đồng hành, hướng dẫn họ nắm rõ các quy định pháp luật, đồng thời phối hợp với các đơn vị tư vấn của họ để xây dựng mô hình giao dịch phù hợp. Đây là bước quan trọng để hai bên đạt được sự thấu hiểu," ông Tuấn nói.
Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý rằng một trong những yếu tố then chốt để đạt được thỏa thuận là sự đồng thuận về mục tiêu và mô hình tài chính. Việc định giá doanh nghiệp hợp lý sẽ giúp hai bên thu hẹp khoảng cách, tạo cơ sở cho quá trình thương thảo hiệu quả. "Kỹ năng đàm phán đóng vai trò quyết định, bởi mỗi bên đều có những lợi ích riêng cần bảo vệ. Quan trọng là phải tìm cách phá băng, đạt được đồng thuận mà không làm ảnh hưởng đến các điều kiện tiên quyết của cả hai phía," ông Tuấn nói thêm.
Ông Tuấn cũng đề cập đến việc hợp tác với các cố vấn chuyên môn để giải quyết những khúc mắc liên quan đến định giá hoặc cấu trúc giao dịch. Trong nhiều trường hợp, các bên nên mời đơn vị định giá độc lập để đảm bảo sự minh bạch và khách quan.
Về mặt thời gian, ông lưu ý các doanh nghiệp cần cẩn trọng trong việc tính toán khung thời gian cho các thủ tục pháp lý. Ông đưa ra ví dụ về quy trình Merger Filing (tập trung kinh tế), vốn có thể kéo dài hoặc nhanh chóng tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và mức độ phù hợp với các quy định pháp luật. Đối với các giao dịch quốc tế, vấn đề thủ tục phê duyệt từ cơ quan quản lý nhà nước, tiêu chuẩn ngành nghề và an ninh quốc phòng cũng là những yếu tố phức tạp mà doanh nghiệp phải cân nhắc. "Thiếu kinh nghiệm hoặc không chuẩn bị kỹ lưỡng có thể dẫn đến rủi ro lớn, không chỉ làm mất cơ hội mà còn gây tổn thất kinh tế nghiêm trọng," ông Tuấn nhấn mạnh.
Khi so sánh với giao dịch trong nước, ông Tuấn nhận định M&A giữa các doanh nghiệp Việt Nam thường đơn giản hơn về mặt pháp lý, do cả hai bên đều hiểu rõ môi trường kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, một trong những thách thức phổ biến lại đến từ vấn đề định kiến và cái tôi của các bên tham gia. "Đôi khi, sự cạnh tranh về cái tôi giữa các doanh nghiệp trong nước khiến cho việc đạt được thỏa thuận trở nên khó khăn," ông Tuấn nhận xét.
Bên cạnh đó, ông Tuấn cho biết quy trình giao dịch trong nước thường ít chặt chẽ hơn các deal với doanh nghiệp nước ngoài, ít sử dụng đơn vị tư vấn, hay không đi qua các quy trình của một deal M&A chuẩn, các bên thường “xuề xòa” với nhau hơn. Ông Tuấn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bên bán và bên mua hiểu rõ vai trò của mình và quy trình của từng bên để có thể đưa ra các phương án xử lý phù hợp.
Kết thúc chia sẻ, ông Tuấn cho rằng thành công của một thương vụ M&A không chỉ dừng lại ở việc ký kết hay đóng deal, mà còn nằm ở khả năng thực thi hiệu quả sau đó. Chỉ khi doanh nghiệp phát triển bền vững và các bên cùng đạt được mục tiêu, thương vụ mới thực sự được coi là thành công.

-
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng
-
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
SASCO đón vận hội, tiên phong chinh phục -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"