
-
Tesla hạ giá xe điện, cuộc đua mới trên thị trường bắt đầu
-
Người dân tiết kiệm ở mức kỷ lục, Trung Quốc kỳ vọng thúc đẩy tiêu dùng
-
Công ty mẹ của Google sa thải 12.000 lao động
-
Đức: Chi phí nhập khẩu khí đốt tăng 131%
-
Microsoft sẽ cắt giảm 10.000 nhân sự -
Trung Quốc mở cửa, nhu cầu tiêu thụ dầu có thể đạt kỷ lục mới
![]() |
Nhà máy lọc dầu Abqaiq của tập đoàn năng lượng Aramco tại Saudi Arabia. Ảnh: AFP |
Tất cả 13 thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã khai thác bình quân 24,77 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 5, giảm 5,91 triệu thùng/ngày so với sản lượng khai thác tháng 4, theo kết quả khảo sát gần đây của Reuters.
Động thái nới lỏng các biện pháp hạn chế của chính phủ các nước cộng với nguồn cung sụt giảm đã đẩy giá dầu LCOc1 tăng gấp đôi so với mức giá 16 USD/thùng trong tháng 4 - mức thấp nhất 21 năm qua.
OPEC đã mạnh tay cắt giảm sản lượng ngay đầu tháng 5, giảm 5 triệu thùng/ngày so với tháng 4”, ông Daniel Gerber, Giám đốc điều hành Công ty dịch vụ dầu khí Petro-Logistics đánh giá dựa trên số liệu lô hàng của tàu chở dầu.
“Tuy nhiên, sự tuân thủ của OPEC là không hoàn toàn. Chưa đầy 4 tuần kể từ khi thông qua và bắt đầu thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và các đồng mình, nhiều quốc gia vẫn cam kết duy trì sản lượng dầu mỏ cho bên mua và không siết nguồn cung dầu theo thỏa thuận”, ông Gerber.
OPEC và các đồng minh (gọi tắt là OPEC+) tháng trước nhất trí cắt giảm sản lượng mức kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày kể từ ngày 1/5, nhằm đối phó với nhu cầu và giá dầu tụt sâu vì đại dịch Covid-19. Theo thỏa thuận, 10 nước thành viên OPEC sẽ phải cắt giảm sản lượng 6,084 triệu thùng/ngày so với sản lượng hồi tháng 10/2018.
Tuy nhiên, soi vào số liệu tháng 5, 10 nước thành viên mới chỉ cắt giảm được 4,48 triệu thùng/ngày, bằng 74% sản lượng cam kết, theo kết quả khảo sát của Reuters.
Sản lượng tháng 5 của OPEC (trừ các thành viên không điều chỉnh sản lượng) xuống thấp nhất kể từ năm 2002. Saudi Arabia là quốc gia thành viên mạnh tay cắt giảm sản lượng nhất, theo sau là UAE, Iraq và Nigeria.
Venezuela và Iran cùng giảm sản lượng dầu mỏ khai thác trong tháng 5, trong khi Libya vẫn giữ cung dầu ổn định. Đáng nói, cả 3 quốc gia này đều được miễn cắt giảm sản lượng dầu mỏ do các biện pháp trừng phạt của Mỹ và vấn đề sản xuất nội bộ.

-
Ông Donald Trump sắp được "mở khoá" tài khoản Facebook và Instagram -
Kinh tế Mỹ giảm tốc tăng trưởng trong năm 2022 -
Tesla hạ giá xe điện, cuộc đua mới trên thị trường bắt đầu -
10 dự báo toàn cầu năm 2023 -
Tân Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins tuyên thệ nhậm chức -
Người dân tiết kiệm ở mức kỷ lục, Trung Quốc kỳ vọng thúc đẩy tiêu dùng -
Người giàu vẫn đang chứng tỏ “sức mạnh” giữa khủng hoảng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/1
-
2 Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
3 Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
4 Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
5 GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm