
-
Canada nhắm đến khối thương mại Mercosur để giảm phụ thuộc vào Mỹ
-
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành
-
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19%
-
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng
-
Tổng thống Trump công bố mức thuế 30% đối với EU và Mexico -
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế quan 35% đối với Canada từ ngày 1/8
![]() |
Tesla từng tham vọng đẩy mạnh phát triển sản phẩm pin mặt trời áp mái khi hợp tác với Panasonic. Ảnh: AFP |
Động thái của Panasonic càng làm gia tăng lo ngại về Tesla trong lúc mảng kinh doanh pin mặt trời của hãng xe Mỹ đang trong tầm ngắm điều tra. Hoạt động sản xuất pin mặt trời của hãng ô tô Mỹ sụt giảm nghiêm trọng kể từ khi hãng này mua lại công ty sản xuất pin mặt trời SolarCity tại thành phố Buffalo, bang New York với giá 2,6 tỷ USD vào năm 2016.
Trong văn bản xác nhận với chính quyền New York, Tesla khẳng định sự rút lui của Panasonic “không ảnh hưởng tới hoạt động của hãng xe này”. Tesla đã tuyển dụng 1.500 lao động cho nhà máy sản xuất pin mặt trời tại thành phố Buffalo, vượt qua mức cam kết sử dụng 1.460 lao động trước tháng 4 để tránh án phạt 41 triệu USD.
Việc Panasonic “ly hôn” khỏi hoạt động sản xuất pin mặt trời của Tesla diễn ra trong bối cảnh tập đoàn của Nhật Bản đang tìm cách tháo chạy khỏi các mảng kinh doanh không sinh lời và tập trung cho việc sản xuất linh kiện và các sản phẩm điện tử tiêu dùng để kéo lại lợi nhuận.
Sự rút lui của Panasonic cũng diễn ra trong lúc Tesla có kế hoạch đa dạng hóa nguồn cung cấp pin mặt trời từ các đối tác khác, gồm công ty hóa chất LG Chem (Hàn Quốc) và công ty công nghệ Contemporary Amperex Technology (Trung Quốc).
Nguồn thạo tin cho biết, Panasonic sẽ vẫn duy trì liên doanh sản xuất pin ô tô với Tesla tại bang Nevada (Mỹ) khi liên doanh này ghi nhận quý đầu tiên có lãi sau nhiều năm trục trặc và trì hoãn sản xuất.
Hiện Panasonic từ chối bình luận về vấn đề này, còn Tesla chưa đưa ra phản hồi.
Nhu cầu pin mặt trời của Tesla còn thấp đã buộc Panasonic phải bán hầu hết sản lượng pin mặt trời sản xuất tại nhà máy Buffalo cho các đối tác nước ngoài, thay vì cung cấp cho Tesla.
Trong khi tại thời điểm công bố thỏa thuận hợp tác sản xuất pin mặt trời với Tesla năm 2016, Panasonic cho biết tập đoàn này sẽ rót hơn 30 tỷ yên (tương đương 271,96 triệu USD) vào nhà máy sản xuất pin mặt trời tại thành phố Buffalo. Thỏa thuận cũng nêu rõ Tesla cam kết mua hàng lâu dài.
Lấn sân sang mảng pin mặt trời, Panasonic vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cung ứng sản phẩm giá rẻ tại châu Á. Hãng sản xuất điện tử của Nhật Bản đã buộc thu hẹp hoạt động mảng pin mặt trời bằng việc bán nhà máy tại Malaysia và nhượng lại một đơn vị nghiên cứu cho công ty GS-Solar của Trung Quốc với mức giá chưa được tiết lộ hồi năm ngoái.
Cổ phiếu của Panasonic hôm nay 26/2 chốt phiên mất 0,9% trong khi chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đóng cửa giảm 0,8%.

-
Từ Didi đến DeepSeek, nhà đầu tư nước ngoài đang trở lại thị trường Trung Quốc -
Thị trường dầu lửa: Cân bằng mong manh giữa nhu cầu và cung -
Tác động từ thuế quan khiến CPI tháng 6/2025 của Mỹ tăng trở lại -
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19% -
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng -
Thuế quan có đẩy lạm phát Mỹ tăng trở lại? -
Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc vượt kỳ vọng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One